Lê Thị Phất Ngân
黎氏佛銀
Hoàng hậu Việt Nam
Hoàng hậu Đại Cồ Việt
Tiền nhiệm Hoàng hậu đầu tiên
Kế nhiệm Kim Thiên Đại Hành hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Cồ Việt
Tiền nhiệm Minh Đức thái hậu
Kế nhiệm Kim Thiên thái hậu
Thông tin chung
Phu quân Lý Thái Tổ
Hậu duệ Lý Phật Mã
Lý Nhật Quang
Tước hiệu Trinh Minh hoàng hậu
Hoàng thái hậu
Thụy hiệu Linh Hiển hoàng hậu
靈顯皇后
Triều đại Nhà Lý
Thân phụ Lê Đại Hành
Thân mẫu Dương Vân Nga

Lê Thị Phất Ngân (chữ Hán: 黎氏佛銀) là một trong những Hoàng hậu đầu tiên của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Bà nguyên là công chúa con vua Lê Đại Hành, sau là vợ vua Lý Thái Tổ và trở thành mẹ vua Lý Thái Tông.1

Cuộc đời của bà được biết đến nhiều hơn qua các thần tích, thần phả ở các di tích như: cố đô Hoa Lư (Ninh Bình); đền Lăng (Hà Nam), đền Bạch Mã (Yên Thành, Nghệ An)...

Thân thế

Bà sinh thời là Phất Ngân công chúa (佛銀公主), sinh tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), là con của Lê Đại HànhDương Vân Nga2 . Như vậy, bà là chị em cùng cha khác mẹ với 2 vua Lê Trung TôngLê Ngọa Triều và là em cùng mẹ khác cha với vua Đinh Phế Đế. Căn cứ vào năm Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu (981) và năm sinh của Lý Thái Tông (1000) có thể dự đoán Lê Thị Phất Ngân sinh khoảng sau năm 981 vài năm.

Cũng như những hoàng hậu khác thời phong kiến, trong chính sử, Lê Thị Phất Ngân chỉ được nhắc đến gián tiếp với vài nét chấm phá như Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển II, Kỷ nhà Lý, mục Lý Thái Tông đoạn mở đầu viết:

"Mẹ là hoàng hậu họ Lê, sinh vua vào ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý, niên hiệu Ứng Thiên năm thứ 7 [1000] thời Lê, ở phủ Trường Yên."3

Khi Thái Tổ hoàng đế lên ngôi, bà được phong làm Trinh Minh hoàng hậu (貞明皇后), quy chế xe kiệu, áo mũ vượt hơn các hoàng hậu khác.4

Khi Thái Tông Hoàng đế lên ngôi, bà được tôn làm Linh Hiển hoàng thái hậu (靈顯皇太后) 3 .

Cuộc đời

Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" tìm thấy ở các di tích thuộc xã Liêm Cần, Thanh Liêm, Hà Nam thì:

Thái Tổ hoàng đế sinh thời hàng năm theo thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Hoànthành Hoa Lư. Thái Tổ được vua Lê yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Thái Tổ làm Điện tiền cận vệthành Hoa Lư.
Dần dần, Thái Tổ thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ, chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Bước vào bộ máy quyền lực là điều kiện ban đầu để sau này Thái Tổ lên ngôi vua thay thế nhà Lê.5

Cũng theo thần tích các chùa Duyên Ninh, chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, nhà Tiền Lê mất ngôi, hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân thường xuyên lui về đô cũ để cùng người con trai Lý Long Bồ mới hơn 10 tuổi trấn thủ vùng đất này. Tại Hoa Lư, Hoàng hậu giúp dân tu bổ, xây dựng nhiều ngôi chùa để tu hành và trông coi lăng mộ vua cha Lê Đại Hành.

Tại chùa Duyên Ninh, bà tác hợp cho nhiều đôi lứa nên duyên để rồi chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư.6

Tôn vinh

Ban thờ Công chúa Phất Ngân tại đền Vua Lê Đại Hành

Tại đền Vua Lê Đại Hành thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư ở Trường Yên huyện Hoa Lư (Ninh Bình), bên trái hậu cung có ban thờ công chúa Phất Ngân, vì quan niệm con gái "xuất giá tòng phu" nên dân gian không đúc tượng như Lê Đại Hành, Dương Vân Nga và Lê Long Đĩnh ở chính cung mà chỉ có bài vị thờ công chúa; các nhà nghiên cứu cho rằng việc phối thờ cùng vua cha Lê Đại Hành và mẹ Dương Vân Nga trong khi rất nhiều Hoàng tử và Công chúa khác không được thờ trong đền này cho thấy công chúa Phất Ngân phải có công tích, đức hạnh nổi tiếng mới được nhân dân đánh giá, tôn vinh như vậy2 .

Theo lịch sử để lại, đền Bạch Mã ở Yên Thành, Nghệ An có từ gần 1000 năm nay, do chính Uy Minh Vương Lý Nhật Quang dựng nên để thờ vọng vua cha Lý Thái Tổ; thờ mẹ là Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân; thờ bà ngoại là Thái hậu Dương Vân Nga; Vua anh là Lý Thái Tông và các anh hùng, nghĩa sỹ nhà Lý. Hiện tại, trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, là nơi gửi gắn tâm linh của người dân địa phương7 . Năm 2011, ngôi đền đã được đầu tư nâng cấp tu bổ lại, phía trước có cổng tam quan, khu vực sân có tắc môn, lư hương, bậc tam cấp. Phía trong gồm: 3 gian tiền tế có Ban thờ Phật, 2 gian hậu cung là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lê Thị Phất Ngân8 .

Tại Di tích đền Đô trên quê hương nhà Lý ở Bắc Ninh, Hoàng thái hậu Lê Thị Phất Ngân được thờ vị trí trung tâm trong điện Mẫu thờ 7 mẫu hậu của các Vua từ Lý Thái Tông đến Lý Huệ Tông.

Ở vùng lân cận khu vực động Hoa Lư thuộc ranh giới 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn (Ninh Bình) có rất nhiều di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Thái hậu Dương Vân Nga phối thờ Lý Thái Tổ cùng Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân như đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba, đình Trai, chùa Hưng Quốc, Theo giai thoại, trước khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã đến những nơi này như để xin ý kiến các bậc tiền nhân.

Gia quyến

Chú thích

  1. ^ Ly kỳ điềm báo mệnh đế của Lý Thái Tông, Bảo tàng lịch sử quốc gia, Cập nhật: 8:32 AM GMT+7, Thứ ba, 05/03/2013
  2. ^ a ă Vua Lý Thái Tổ làm rể vua Lê Đại Hành, Lê Thái Dũng, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 13/09/2011
  3. ^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển II, Kỷ Nhà Lý
  4. ^ Bí ẩn người vợ được Lý Công Uẩn đối đãi đặc biệt
  5. ^ NGỌC PHẢ CÁC VUA TRIỀU LÊ, Trần Bá Chí, đăng trên Báo Hán Nôm của VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM - VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, năm 2010
  6. ^ 4 đền, chùa cầu duyên linh thiêng nổi tiếng
  7. ^ Khánh thành công trình tôn tạo Đền Bạch Mã, Thái Dương, Đài Phát Thanh Truyền hình Nghệ An, 15/01/2012
  8. ^ Khánh thành công trình tôn tạo Đền Bạch Mã, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN YÊN THÀNH, 16/01/2012 09:18 AM
Lê Thị Phất Ngân
Nhà Lý
Tước hiệu
Tiền vị
Minh Đức thái hậu
Hoàng hậu Việt Nam
1010–1028
Kế vị
Kim Thiên hoàng hậu

(Nguồn: Wikipedia)