Đỗ Cận (1434-?), trước tên là Viễn, sau được vua Lê Thánh Tông đổi lại là Cận, tự: Hữu Khác, hiệu: Phổ Sơn; là danh thần nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

Đỗ Cận là người xã Thông Thượng, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 1 . Năm Mậu Tuất (1478), ông đỗTiến sĩ cùng khoa với Vũ Quỳnh, Hoàng Đức Lương. Thi đỗ, ông được bổ làm quan tại triều, rồi được cử làm Tham nghị xứ Quảng Nam. .Năm 45 tuổi, ông được vua Lê Thánh Tông đổi tên là Đỗ Cận 2 .

Tháng 11 (âm lịch) năm Quý Mão (1483), ông được cử đi cống nhà Minh (Trung Quốc). Trong dịp này ông đã làm tập Kim Lăng ký bằng chữ Nôm, tả phong tục và phong cảnh kinh đô Kim Lăng của nhà Minh, nhưng nay đã thất truyền 3 .

Đỗ Cận mất năm nào không rõ.

Tác phẩm

Ngoài tập Kim Lăng ký (đã thất truyền), Đỗ Cận còn làm thơ, nhưng nay cũng chỉ còn mấy bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn. Giới thiệu một bài:

Phiên âm Hán-Việt:
Xuân nhật tức sự
Liêu loạn oanh hao tam nguyệt xuân,
Du quan đa thị thiếu niên nhân.
Trích tiên phong vị thiên niên tại,
Tiêu đắc nhàn sầu nhất ủng xuân.
Dịch nghĩa:
Buổi chiều đậu thuyền trên bến Thái Thạch 4
Cá kình vượt qua gió bụi, trăng đêm sáng đẹp,
Ngọn đèn hiu hắt, chiếc gối cô đơn, khách đi chơi xa.
Phong vị của trích tiên5 nghìn năm vẫn tồn tại,
Tiêu tan mối sầu bằng một vò rượu xuân.

Sách tham khảo

  • Trần Thị Băng Thanh (chủ biên), Văn học thế kỷ XV-XVII, mục từ: " Đỗ Cận ". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, mục từ: "mục từ: "Đỗ Cận". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.

Chú thích

  1. ^ "Đỗ Cận, niềm tự hào của người dân Thái Nguyên"
  2. ^ "Cận" ở đây không phải là "gần" mà có nghĩa là "yết kiến" nhà vua (theo Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 315).
  3. ^ Có ý kiến cho rằng ông là người viết truyện Phan Trần, lấy từ cốt truyện Ngọc Trâm ký của Trung Quốc, nhưng đến nay chưa tìm thấy căn cứ chắc chắn (Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 315). Ngoài ra, có bài viết cho rằng Đỗ Cận là một thành viên trong Tao đàn Nhị thập bát Tú do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495, và từng làm quan đến chức Thượng thư. Song cả hai sách dùng để tham khảo đều không thấy chép, và tra danh sách các thành viên của hội thơ trên in trong Từ điển văn học (bộ mới, tr.649) cũng không thấy tên ông.
  4. ^ Thái Thạch là tên một bến sông ở huyện Đường Đề, tỉnh An Huy, gần Kim Lăng (nay thuộc Nam Kinh, Trung Quốc). Đây là nơi thi hào Lý Bạch chết đuối (theo Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 315).
  5. ^ Trích tiên có nghĩa là vị tiên bị giáng xuống trần gian. Bạn thơ Lý Bạch là Hạ Tri Chương, vì thán phục ông nên đã gọi vậy (theo Văn học thế kỷ XV-XVII, tr. 315).

(Nguồn: Wikipedia)