Lịch sử lớp 9
- Banner được lưu thành công.
- Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, Đảng và chính quyền cách mạng ở miền Nam đã có những chủ trương và biện pháp tích cực:
- Chính trị: công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt.
Ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng và các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập. Đồng thời đưa hàng triệu đồng bào trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các "ấp chiến lược" hay bỏ chạy vào thành phố, không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
- Kinh tế: tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điểu chinh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng, chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Văn hóa, giáo dục, y tế: sử dụng mạng thông tin phát thanh truyền hình, báo chí một cách có hiệu quả. Nghiêm cấm, bài trừ các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy... Đẩy mạnh phát triển văn hóa - giáo dục: xóa bỏ trường tư, thành lập trường công, xóa nạn mù chữ.
Đây chính là những nhiệm vụ ban đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành thống nhất đất nước.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
+ Ở miền Bắc:
- Thuận lợi: Trải qua hơn 20 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
- Khó khăn: Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ kéo dài và hết sức ác liệt gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc làm cho quá trình phát triển của đất nước bị chậm lại nhiều năm.
+ Ở miền Nam:
- Thuận lợi: Miền Na đã hoàn toàn giải phóng, chếđộ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương bị suy sụp. Kinh tế miền Nam trong chừng mực nhất định có bước phát triển theo hướng tư bản.
- Khó khăn: Cơ sở của chính quyền Sài Gòn ở địa phương cùng bao di hại của xã hội vẫn tồn tại. Ở miền Nam, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán là phổ biến, phát triển mất cân đối, phụ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. Nhiều làng mạc, đòng ruộng bị tàn phá, nửa triệu héc-ta ruộng đất bị bỏ hoang. Một triệu héc-ta rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới. Vô số biom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn, nơi cư trú của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong cư dân.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)
- Về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: Có bước phát triển : Năm 1981 - 1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1.9% của thời kì 1976 - 1980, sản xuất lương thực tăng bình quân hằng năm từ 13.4 triệu tấn trong thời kì 1976 - 1980, lên 17 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5 % so với 0.6% thời kì 1976 — 1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6.4% so với 0,4 % của năm năm trước.
- Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật: hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.
- Về các hoạt động khoa học - kĩ thuật: các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tuy nhiên, những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện được.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985)
a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam
- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.
- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.
- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.
b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.