Lịch sử lớp 9
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
a) Miền Bắc
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô.
- Ngày 13/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
b) Miền Nam
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ...
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn
- Banner được lưu thành công.
- Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
- Thủ đoạn rõ nhất của Mĩ nhằm phá vỡ liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương là sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia (1970), sang Lào (1971) nhằm thực hiện âm mưu: dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
* Kết quả:
- Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Cam-pu-chia (từ đầu tháng 4 đến tháng 6-1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Cam-pu-chia với 4,5 triệu dân.
- Ở Việt Nam, trên hai miền nam-bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
- Giống nhau : đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ.
- Khác nhau :
+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam.
+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
* Nội dung:
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
* Ý nghĩa:
- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (được Hội nghị 12 nước họp ngay 2 - 3 - 1973 tại Pa-ri công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.
- Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Hiệp đinh Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào?
- Banner được lưu thành công.
- Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
- Ta giành được những thắng lợi quan trọng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh", đặc biệt là thắng lợi trong việc đánh bại cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972.
- Mĩ âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược (Hội nghị Pa-ri kéo dài 4 năm 9 tháng do lập trường của các bên khác nhau), nhưng thất bại liên tiếp của Mĩ ở Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri.