Thuận Thành trấn (chữ Hán: 順城鎮) là tên gọi hành chính tiếng Việt của tiểu quốc Panduranga giai đoạn 1697 - 1832 trong chính sách của các chúa Nguyễn.

Lịch sử

Trước sức ép nam tiến của người Việt, tới năm 1693 tướng Nguyễn Hữu Cảnh đã tấn công và sát nhập vùng đất cuối cùng của chính quyền Chăm Pa vào lãnh thổ xứ Đàng Trong, tuy nhiên từ năm 1693-1697 người Chăm đã kháng cự mãnh liệt đồng thời chính quyền Đàng Trong cũng muốn dành nguồn lực cho việc chinh phạt Chân Lạp nên tới năm 1697 đã trả lại quyền hành cho các vua người Chăm, nhưng đổi tên trong văn bản thành Trấn Thuận Thành, hay Thuận Thành trấn. Trấn Thuận Thành là một lãnh thổ tự trị và đồng thời là chư hầu của chính quyền Đàng Trong.

Từ năm 1773 - 1799, Thuận Thành trấn là chiến trường nơi tranh chấp giữa nhà Tây SơnNguyễn Ánh

Tuy nhiên từ năm 1828-1832, chính quyền Chăm Pa ở đây nằm dưới sự bảo hộ của tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt. Sau khi Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng đã xóa bỏ chế độ tự trị của người Chăm và thành lập tỉnh Bình Thuận. Thuận Thành trấn nói riêng và chính quyền cuối cùng của Chăm Pa kết thúc sự tồn tại của mình vào năm 1832.

Các vị vua (1697-1832)

  • Po Saktiray daputih (1693-1728) - Kế Bà Tử - em ruột của vua Po Sout, từ năm 1697 nhà Nguyễn tấn phong làm Thuận Thành vương
  • Po Jinah Depatih (1728-1731), cháu của Kế Bà Tử
  • Po Rattirai Depatih (1731-1760), cháu của Kế Bà Tử
  • Po Ladhun Dapaguh (1760-1799)
  • Po Saong Nhung Ceng (1799-1822)
  • Po Klan Thu (1822-1828)
  • Po Phaok Tha (1828-1832)

Tham khảo

  • Đại Nam thực lục tiền biên và các tài liệu tổng hợp khác

Xem thêm

  • Panduranga

(Nguồn: Wikipedia)