Huế
Thành phố trực thuộc tỉnh
Logo Hue.PNG
Biểu trưng
Cau Trang tien ve dem.jpg
Sông Hương và cầu Tràng Tiền
Biệt danh Thành phố thơ mộng, Thành phố Festival
Địa lý
Tọa độ: 16°27′45″B 107°35′07″Đ / 16,462622°B 107,585217°ĐTọa độ: 16°27′45″B 107°35′07″Đ / 16,462622°B 107,585217°Đ
Diện tích 71,68 km²
Dân số (2015)  
 Tổng cộng 354.1241
 Mật độ 4.807 người/km²
Hành chính
Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Tỉnh Thừa Thiên-Huế
Thành lập 24 tháng 8 năm 2005: Đô thị loại I
 Chủ tịch HĐND Nguyễn Kim Dũng
Phân chia hành chính 27 phường
Website huecity.gov.vn
Quần thể di tích Cố đô Huế
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Điện Thái Hòa - Đại nội Huế(1).jpg
Điện Thái Hòa, Đại nội Huế
Kiểu Văn hóa
Hạng mục iv
Tham khảo 678
Vùng UNESCO Đông Nam Á
Lịch sử công nhận
Công nhận 1993 (kì thứ 17)

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Huế thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung Việt Nam. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945). Hiện nay, thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học... Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).

Địa lý

Vị trí địa lý

Bản đồ Kinh thành Huế và một số di tích.

Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 101 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.

Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người.1 .Tính đến năm 2015, dân số thành phố đã tăng lên là 354.124 người

Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hươngsông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh...

Khí hậu

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu Köppen. Mùa khô từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F). Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp nhất là 9 °C (48 °F). Mùa xuân kéo dài từ tháng Giêng đến cuối tháng Hai.2

Dữ liệu khí hậu của Huế
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 34
(93)
36
(97)
38
(100)
40
(104)
39
(102)
40
(104)
40
(104)
40
(104)
38
(100)
35
(95)
35
(95)
32
(90)
40
(104)
Trung bình cao °C (°F) 23
(73)
24
(75)
27
(81)
30
(86)
33
(91)
34
(93)
34
(93)
34
(93)
31
(88)
28
(82)
26
(79)
23
(73)
29
(84)
Trung bình ngày, °C (°F) 20
(68)
21
(70)
23
(73)
26
(79)
28
(82)
29
(84)
29
(84)
29
(84)
27
(81)
25
(77)
23
(73)
20
(68)
25
Trung bình thấp, °C (°F) 17
(63)
18
(64)
20
(68)
22
(72)
23
(73)
25
(77)
25
(77)
24
(75)
23
(73)
22
(72)
20
(68)
18
(64)
21
(70)
Thấp kỉ lục, °C (°F) 8
(46)
11
(52)
12
(54)
13
(55)
17
(63)
21
(70)
20
(68)
21
(70)
18
(64)
16
(61)
12
(54)
11
(52)
8
(46)
Giáng thủy mm (inch) 180
(7.09)
90
(3.54)
60
(2.36)
60
(2.36)
80
(3.15)
90
(3.54)
50
(1.97)
130
(5.12)
500
(19.69)
680
(26.77)
640
(25.2)
370
(14.57)
2.930
(115,35)
% độ ẩm 87 87 84 79 74 69 67 70 79 84 84 86 79,2
Nguồn: Weatherbase

Lịch sử và tên gọi

Họa đồ Kinh thành Huế (với hướng Bắc nằm bên trên) trong Đại Nam nhất thống chí
Quân đội Hoa Kỳ tấn công vào Huế, trong Sự kiện Tết Mậu Thân

Thuận Hóa

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ.

Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuậnchâu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và đặt tên phủ là Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuậnchâu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã bỏ cấp huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành cấp phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam Đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.3

Xem thêm bài Thuận Hóa, Huyền Trân Công Chúa.
Không ảnh Huế, chụp năm 1967.

Phú Xuân

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại nhà họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi dinh thành phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (chữ Hán: 富春), thuộc huyện Hương Trà vào năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh3 . Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" 4 .

Sự xuất hiện của tên địa danh Huế

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:

  • Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế5 ,thuyền tám tầm chở đã vạy then".6
  • Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế.7
    Kinh thành Huế năm 1875
  • Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.8
  • Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.9
  • Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ.10
  • Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.11

Triều Nguyễn

Đô đốc Pháp Courbet tại Huế năm 1883

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (sau này là Hoàng đế Gia Long) đã thành công trong việc thiết lập việc kiểm soát của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam, do đó làm cho Huế trở thành thủ đô đương thời.

Vua Minh Mạng (1820-1840) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ ngày 14 tháng 2 năm 1820 (ngày sinh nhật thứ 29 của mình) cho đến khi ông qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 1841. Ông là một người con trai của Hoàng đế Gia Long, ông có con trai cả là Thái tử Cảnh, đã qua đời vào năm 1801.

Trong thời Pháp thuộc, Huế thuộc Trung kỳ. Huế vẫn là thủ đô cho đến năm 1945, khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị và một người chính phủ cộng sản Bắc Việt được thành lập, với thủ đô là Hà Nội.

Chiến tranh Việt Nam

Vua Bảo Đại tuyên bố trở thành "Nhà cầm quyền Nhà nước Việt Nam" với sự giúp đỡ của thực dân Pháp khi quay trở lại vào năm 1949 (mặc dù ông không được sự công nhận từ những người cộng sản hoặc sự chấp nhận hoàn toàn từ người dân Việt Nam), thủ đô mới là Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) ở miền Nam Việt Nam.12  

Trong Việt Nam Cộng Hòa, vị trí của trung tâm thành phố Huế rất gần biên giới giữa miền Bắc và miền Nam, đặt nó ở một vị trí rất dễ bị tấn công trong chiến tranh Việt Nam. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, trong trận Huế, thành phố đã bị thiệt hại nặng nề nhưng các danh lam thắng cảnh của thành phố vẫn đang trong tình trạng tốt. Sự kết hợp các vụ đánh bom của quân đội Mỹ ở tòa nhà lịch sử, được tổ chức bởi quân đội miền Bắc Việt Nam, và vụ thảm sát Huế, thực hiện bởi lực lượng cộng sản.

Điện Thái Hòa - Đại nội Huế
Ngai vàng trong điện Thái Hòa

Thị xã Huế

Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả Trung Kỳ là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.

Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị"13 .

Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết" 14

Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) 15 .

Thành phố Huế

Dân số Huế
Năm khảo sát Dân số
1955 93.23616
1967 103.56317
1972 198.06416

Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).

Lịch sử địa phận thành phố Huế từ năm 1954

Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.

Toàn cảnh thành phố Huế (phía bờ Nam sông Hương)

Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên, gồm 12 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và 6 xã: Hương Lưu, Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân, Xuân Long.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập phường Phú An vào phường Phú Cát18 . Ngày 11 tháng 9 năm 1981, thành phố Huế được mở rộng địa giới, sáp nhập các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hoà sáp nhập về huyện Hương Phú), một phần xã Hương Chữ (các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu) của thuộc huyện Hương Điền, các xã Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, một phần xã Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) thuộc huyện Hương Phú. Thành phố Huế sau khi được mở rộng bao gồm các phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Thuận, Phú Hoà, Phú Cát, Phú Hiệp, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và các xã Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ Xuân, Xuân Long, Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình, Hương Thọ, Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuỷ Phú (gồm cả xóm Đông Giáp), Hương Lưu (gồm cả xóm Cồn Trầu và xóm Cổ Thành), Hương Hồ (gồm cả các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ)19 .

Đại nội Huế

Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Hương Hồ thành 2 xã: Hương Hồ và Hương An.20 Ngày 6 tháng 1 năm 1983: chia xã Hương Hải thành 2 xã: Thuận An và Hải Dương; thành lập 2 xã Bình Điền và Bình Thành tại khu kinh tế mới Bình Điền 2; chia phường Phú Thuận thành 2 phường: Phú Thuận và Phú Bình; thành lập phường An Cựu từ một phần phường Vĩnh Lợi và xã Thủy An; thành lập phường Phường Đúc từ một phần phường Vĩnh Ninh và xã Thủy Xuân; chuyển xã Xuân Long thành phường Kim Long; chuyển xã Hương Lưu thành phường Vĩ Dạ; chuyển xã Thủy Phú thành phường Xuân Phú; chuyển xã Thủy Phước thành phường Phước Vĩnh; chuyển xã Thủy Trường thành phường Trường An.21

Cuối năm 1988, thành phố Huế có 19 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lị tỉnh Thừa Thiên - Huế.22 Ngày 29 tháng 9 năm 1990, chuyển 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương về huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) quản lý; chuyển 6 xã: Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuận An về huyện Phú Vang quản lý; chuyển 9 xã: Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Phong, Hải Dương về huyện Hương Trà (nay là thị xã Hương Trà) quản lý. Thành phố Huế còn lại 19 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 5 xã: Hương Long, Hương Sơ, Thủy An, Thủy Biều, Thủy Xuân.

Ngày 22 tháng 11 năm 1995, chia phường Vĩnh Lợi thành 2 phường: Phú Hội và Phú Nhuận. Ngày 27 tháng 3 năm 2007, chia xã Hương Sơ thành 2 phường: An Hòa và Hương Sơ; chia xã Thủy An thành 2 phường: An Đông và An Tây.23

Sông Hương với cầu Phú Xuân (trước) và cầu Bạch Hổ (sau)

Ngày 25 tháng 3 năm 2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thành 3 phường có tên tương ứng.24 Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 355-CT công nhận thành phố Huế là đô thị loại 2.25

Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.26

Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính trị Khoá X ngày 25 tháng 5 năm 2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á27

Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế là thành thành phố Festival.28

Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.

Hành chính

Toàn cảnh khu vực Huế hai bên sông Hương
Sông Hương.

Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường:

  • An Cựu
  • An Đông
  • An Hoà
  • An Tây
  • Hương Sơ
  • Kim Long
  • Phú Bình
  • Phú Cát
  • Phú Hậu
  • Phú Hiệp
  • Phú Hòa
  • Phú Hội
  • Trường An
  • Vĩnh Ninh
  • Phú Nhuận
  • Phú Thuận
  • Phước Vĩnh
  • Phường Đúc
  • Tây Lộc
  • Thuận Hòa
  • Thuận Lộc
  • Thuận Thành
  • Vỹ Dạ
  • Xuân Phú
  • Hương Long
  • Thủy Xuân
  • Thủy Biều

Có 3 phường mới là Hương Long, Thuỷ Biều và Thuỷ Xuân được thành lập theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, ngày 26 tháng 03, 201029 30

Kinh tế thương mại

Khởi công xây dựng khuôn viên Chợ Đông Ba năm 1969
Trong Chợ Đông Ba ngày nay

Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: Chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền Plaza (siêu thị Co.op mart), Phong Phú Plaza (Big C).

Kinh tế thành phố phát triển chủ yếu ở ngành du lịch.

Hiện tại trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An,The Manor Crown..., đặc biệt là tổ hợp TTTM Vincom và khách sạn Vinpearl đang được xây dựng với chiều cao 39 tầng.

- Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 duy trì ở mức ổn định; GTSX CN-TTCN trên địa bàn thành phố ước đạt 6.502 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 13% so với cùng kỳ. Các mặt hàng trọng điểm như dệt may, da giày vẫn giữ được tốc độ tăng khá, xuất khẩu đạt tăng trưởng cao. Các mặt hàng tiêu dùng nội tỉnh tiếp tục duy trì mức tiêu thụ ổn định.

Văn hóa

Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,..

Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng..

Kiến trúc

Xung Khiêm tạ - lăng Tự Đức
Hiển Lâm Các - Đại Nội Huế
Trường lang Đại nội Huế

Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại...Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.

Trang phục

Các thiết kế hiện đại của áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại Huế ở thế kỷ 18. Một khoảng thời gian trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đựa ra các quy tắc ăn mặc như sau:

Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Chỉ duy nhất khi đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn có ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép.

Trang phục này phát triển thành áo dài ngũ thân, một năm loại áo choàng phổ biến của các quý tộc mặc trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Lấy cảm hứng từ thời trang của Paris, Nguyễn Cát Tường và các nghệ sĩ khác đã kết hợp với Trường Đại học Hà Nội thiết kế lại áo dài ngũ thân như là trang phục hiện đại trong những năm 1920 và 1930.31  Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người Việt là xuất phát từ Huế. Màu tím đặc trưng của áo dài phổ biến ở Huế, màu sắc đặc biệt đó đã làm áo dài trở thành di sản của thành phố, một cố đô.32 33

Âm nhạc và nghệ thuật

Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính.

Nhã nhạc cung đình

Bắt nguồn từ tám loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

Vũ khúc cung đình

Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.

Ca Huế

Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Nghệ thuật tuồng

Nghệ thuật tuồng Huế.

Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.

Mỹ thuật và mỹ nghệ

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.

Dàn nhạc ca Huế trên sông Hương, Huế.

Lễ hội

Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

Festival Huế

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 9 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014 và 2016). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

Lễ hội áo dài Festival Huế 2012
Trình diễn nhạc Trịnh tại Vườn Cơ Hạ

Ẩm thực

Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.

Võ thuật

Một màn võ thuật Huế

Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, Thiếu lâm,...

Du lịch

Huế có những di tích lịch sử, một số đã được công nhận là Di sản thế giới bởi UNESCONgày nay, một khu vực nhỏ của thành phố vẫn còn bị cấm, mặc dù các nỗ lực tái thiết đang được tiến hành để duy trì nó như là một địa điểm lịch sử thu hút khách du lịch.34

Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố.35

Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Một trong số đó là Trường Quốc học, các trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, và Trường Trung học Hai Bà Trưng.

Viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm ở số 3 đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố.

Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ Khe Sanh hay Địa đạo Vịnh Mốc .

Trong 11 tháng đầu năm 2012, thành phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước ngoài, tăng 25,7%.36 37

Mặc dù du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nó cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.  Ví dụ như các dịch vụ gắn với du lịch, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và sự hoạt động của nó, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, là tất cả nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.38

Những danh lam thắng cảnh

Thiên nhiên

  • Núi Ngự Bình, Ðồi Vọng Cảnh, Núi Bạch Mã, Sông Hương, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô, Bãi biển Cảnh Dương, Phá Tam Giang.

Kiến trúc cổ

  • Hổ Quyền (nơi voi cọp đấu nhau), Văn Miếu, Điện Hòn Chén, Cầu ngói Thanh Toàn, *Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học - Huế, Ðan viện Biển Ðức Thiên An.

Chùa

  • Chùa Thiên Mụ, Chùa Diệu Đế, Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu.

Nhà thờ

  • Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Đan viện Thiên An

Thánh thất

  • Thánh thất Cao Đài Vĩnh Lợi

Giáo dục

Trường Quốc Học Huế

Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử 50 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung và cả Việt Nam. Đại học Huế bao gồm các trường: Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế,Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Luật Huế, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa du lịch.

Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng): Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Đại học Xanh Á Châu, Trường Cao đẳng Y tế Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Phân hiệu Trường nghiệp vụ Thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế,...

Một số trường trung học nổi tiếng: Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường THPT Hai Bà Trưng (tức là Trường Đồng Khánh cũ), Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ Thành Nội cũ), Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Cơ sở hạ tầng 

Y tế 

Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 1894, là bệnh viện phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện cung cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét vuông, là một trong ba bệnh viện lớn nhất trong cả nước cùng với Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh, và được quản lý bởi Bộ Y tế.

Giao thông vận tải 

Huế có ga Huế là ga đường sắt với đường tàu kết nối đến tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm ở phía nam thành phố

Tên đường của Huế trước năm 1975

Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Tăng Bạt Hổ

Đường Tăng Bạt Hổ nay là đường Nhật Lệ và Thạch Hãn

Đường Trần Bình Trọng nay là đường Đặng Trần Côn

Đường Lê Huân nay là đường Trần Nguyên Hãn

Đường Độc Lập nay là đường 23 Tháng 8

Đường Thống Nhất và Trịnh Minh Thế nay là đường Lê Duẩn

Đường Hùng Vương nay là đường Nguyễn Chí Diễu

Đường Phan Bội Châu nay là đường Phan Đăng Lưu

Đường Nguyễn Hiệu nay là đường Lê Thánh Tôn

Đường Nguyễn Thành nay là đường Xuân 68

Đường Đinh Bộ Lĩnh nay là đường Đinh Tiên Hoàng

Đường Võ Tánh nay là đường Nguyễn Chí Thanh

Một phần đường Huỳnh Thúc Kháng từ sông Ngự Hà đến sông Cửa Hậu nay là đường Đào Duy Anh

Đường Hòa Bình nay là đường Đặng Thái Thân

Đường Cường Để nay là đường Nguyễn Trãi

Đường Lê Đình Đàn nay là đường Trần Nguyên Đán

Đường Ngô Ký nay là đường Nguyễn Cư Trinh

Đường Đặng Nghi nay là đường Hoàng Diệu

Đường Huyền Trân Công Chúa nay là đường Bùi Thị Xuân

Đường Nguyễn Hoàng nay là đường Phan Bội Châu

Đường Nguyễn TrãiTrưng Trắc nay là đường Hai Bà Trưng

Đường Lê Đình Dương nay là đường Phạm Hồng Thái

Đường Phạm Phú Thứ nay là đường Lương Thế Vinh

Đường Lê Thánh Tôn nay là đường Hà Nội

Đường Duy Tân nay là đường Hùng Vương

Đường Lê Quý Đôn nay là đường Bà Huyện Thanh Quan

Đường Phạm Hồng Thái nay là đường Bến Nghé

Đường Trần Văn Nhung nay là đường Trần Quang Khải

Đường Nguyễn Thị Giang nay là đường Võ Thị Sáu

Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lê Quý Đôn

Đường Quỳnh Lưu nay là đường Nguyễn Khuyến

Đường Lam Sơn nay là đường Điện Biên Phủ

Thành phố kết nghĩa

  • Bandar-e Anzali, Iran39
  • Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ40
  • New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ40

Hình ảnh

Xem thêm

  • Thừa Thiên Huế
  • Nhã nhạc cung đình Huế
  • Sông Hương
  • Núi Ngự Bình
  • Cầu Trường Tiền
  • Quần thể di tích Cố đô Huế
  • Thảm sát Huế Tết Mậu Thân
  • Trận Mậu Thân tại Huế
  • Ngói lưu ly
  • Pháp lam
  • Bệnh viện Trung ương Huế
  • Đại học Huế
  • Festival Huế
  • Tất cả các trang có tựa đề chứa "Huế"

Chú thích

  1. ^ a ă TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, Theo Niên giám thống kê 2009
  2. ^ Ishizawa, Yoshiaki; Kōno, Yasushi; Rojpojchanarat, Vira; Daigaku, Jōchi; Kenkyūjo, Ajia Bunka (1988). Study on Sukhothai: research report. Institute of Asian Cultures, Sophia University. p. 68.
  3. ^ a ă Xem "Huế" có tự khi mô của Võ Hương An, đăng trong tập "Huế của một thời", Nam Việt xuất bản năm 2006
  4. ^ Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư
  5. ^ Chữ Hóa trong Thuận Hóa là chữ Hán, còn chữ Huế là chữ Nôm. Cả hai chữ viết trên đều có một lối ký tự giống nhau là 化, và tùy ngữ cảnh mà đọc Hóa hay Huế (giải thích của Võ Hương An trong bài "Huế" có tự khi mô, đăng trong tập Huế của một thời, Nam Việt xuất bản năm 2006
  6. ^ Thơ Văn Lê Thánh Tông, Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981, tr. 134
  7. ^ Xem Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử tại www.honosoft.com, các trang 172,199,215,216,217
  8. ^ Từ trang 254 trở đi của tập II mới có, khi nói về những sự kiện liên quan đến Pháp
  9. ^ Xem BAVH., No.4, 1918, tr.285; BAVH., No.1, 1922, tr. 53
  10. ^ BOUDET & MASSON, Iconographie Historique de l’Indochine Française, Paris, 1931, Pl. XVI
  11. ^ CADIÈRE, Les Français au service de Gia Long, XII. Correspondance, BAVH., No.4, 1929, tr. 364
  12. ^ Stearns, Peter N.; Langer, William Leonard (2001). The Encyclopedia of world history: ancient, medieval, and modern, chronologically arranged. Houghton Mifflin Harcourt. p. 1036.
  13. ^ Rapport du Coma à S.M. l'Empereur d'Mnnam, en date du 6 du 9 mois de la 10 année de Thanh Thai (20 Octobre 1898)- Journal officiel de l' Indo-chine française (JOIC). 1902,p.150
  14. ^ Ordonnace en date du 5 du 6 mois de la 11 année de Thanh Thai (12 Juillet 1899)- JOIC. 1902, p.150
  15. ^ L' Arrêté du 30 aout 1899, Le Gouverneur Général de I' Indo-chine-JOIC. 1902, p.147
  16. ^ a ă Ng Shui Meng. The Population of Indochina. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, 1974. Tr 105
  17. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
  18. ^ Quyết định 102-CP năm 1979 giải thể phường Phú An thuộc thành phố Huế
  19. ^ Quyết định 64-HĐBT năm 1981 về việc mở rộng thành phố Huế, thị xã Đông Hà và phân vạch lại địa giới các huyện Hương Điền, Triệu Hải thuộc tỉnh Bình Trị Thiên do Hội đồng bộ trưởng ban hành
  20. ^ Quyết định 73-HĐBT năm 1981 chia xã Hương Hồ thuộc thành phố Huế
  21. ^ Quyết định 03-HĐBT năm 1983 phân vạch địa giới một số xã, phường thuộc thành phố Huế
  22. ^ Nghị quyết về việc phân vạch đại giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên do Quốc hội ban hành
  23. ^ Nghị định số 44/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Hương Sơ và xã Thủy An để thành lập các phường An Hòa, Hương Sơ, An Đông và An Tây thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế
  24. ^ Nghị quyết 14/NQ-CP năm 2010 thành lập các phường: Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
  25. ^ Quyết định 355-CT năm 1992 công nhận thành phố Huế là đô thị loại II do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
  26. ^ Quyết định 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa thiên Huế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  27. ^ Thừa Thiên Huế quyết tâm phấn đấu sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
  28. ^ Quyết định 143/2007/QĐ-TTg, Nguyễn Sinh Hùng, 30/8/2007
  29. ^ Thành phố Huế có thêm 3 phường mới, Hà Phương, 26/3/2010
  30. ^ Nghị quyết 14/NQ-CP, Nguyễn Tấn Dũng 25/3/2010
  31. ^ Ellis, Claire (1996), "Ao Dai: The National Costume", Things Asian, retrieved 2 July 2008
  32. ^ Bửu, Ý (19 June 2004). "Xứ Huế Người Huế". Tuổi Trẻ. Retrieved 29 April 2011.
  33. ^ "Ao dai – Hue's piquancy". VietnamNet. 18 June 2004. Retrieved 1 June 2011.
  34. ^ Vietnam's eight World Heritage Sites. Tuoi Tre News. 22 July 2014.
  35. ^ Pham, Sherrise; Emmons, Ron; Eveland, Jennifer; Lin-Liu, Jen (2009). Frommer's south-east Asia. Frommer's. p. 318. ISBN 978-0-470-44721-5.
  36. ^ "Hue; Information & Statistics,". Travel-Tourist-Information-Guide.com. Retrieved 2016-10-08.
  37. ^ Advancing green growth in the tourism sector: The case of Hue, Vietnam, Kyoko Kusakabe, Pujan Shrestha, S. Kumar and Khanh Linh Nguyen, the Asian Institute of Technology, Chiang Mai Municipality and the Hue Centre for International Cooperation, 2014
  38. ^ Advancing green growth in the tourism sector: The case of Hue, Vietnam, Kyoko Kusakabe, Pujan Shrestha, S. Kumar and Khanh Linh Nguyen, the Climate and Development Knowledge Network, 2014
  39. ^ "شهرهای بندر انزلی و هوء در ویتنام خواهر خوانده شدند ". www.aftabir.com (ở Ba Tư). aftabir. 19 tháng 7 năm 2004.
  40. ^ a ă "Hue, Vietnam". Sister Cities International. Retrieved 22 March 2014.

(Nguồn: Wikipedia)