Sơn Tịnh | |
---|---|
— Huyện — | |
Sơn Tịnh | |
Quốc gia | Việt Nam |
Tỉnh | Quảng Ngãi |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 243,4131 km2 (939,823 mi2) |
Dân số (2013) | |
• Tổng cộng | 95,597 |
• Mật độ | 0.039/km2 (0.10/mi2) |
Múi giờ | G (UTC+7) |
Zipcode | 570000 |
Bảng số xe | 76 |
Phân chia hành chính | 11 xã |
Huyện Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Địa lý
Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp thành phố Quảng Ngãi; phía tây giáp hai huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà; phía nam giáp huyện Tư Nghĩa (sông Trà Khúc là ranh giới tự nhiên); phía bắc giáp huyện Bình Sơn.
Hình thể huyện Sơn Tịnh có bề ngang (theo chiều nam - bắc) hẹp, bề dài (theo chiều đông - tây) trải rộng từ chân dãy Trường Sơn giáp đến biển; có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam chạy qua ở giữa huyện. Diện tích tự nhiên: 343,57km2. Dân số: 194.738 người (năm 2005). Mật độ dân số: 566,8 người/km2(1). Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 xã (Tịnh Giang, Tịnh Đông, Tịnh Minh, Tịnh Bắc, Tịnh Hiệp, Tịnh Trà, Tịnh Bình, Tịnh Thọ, Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Phong) với 60 thôn; trong đó:
Xã Tịnh Giang có 5 thôn: Cù Và, Đông Hòa, An Hòa, An Kim, Phước Thọ;
Xã Tịnh Đông có 9 thôn: Thôn Giữa, Tân Phước, Tân An, Hưng Nhượng Nam, Hưng Nhượng Bắc, Đồng Nhơn Nam, Đồng Nhơn Bắc, An Bình và thôn mới Tân Hưng1
Xã Tịnh Minh có 4 thôn: Minh Thành, Minh Khánh, Minh Long, Minh Trung;
Xã Tịnh Bắc có 3 thôn: Minh Lộc, Minh Mỹ, Minh Xuân;
Xã Tịnh Hiệp có 6 thôn: Vĩnh Tuy, Hội Đức, Phú Sơn, Mỹ Danh, Xuân Hòa, Xuân Mỹ;
Xã Tịnh Trà có 4 thôn: Thạch Nội, Phú Thành, Trà Bình, Khánh Mỹ;
Xã Tịnh Bình có 3 thôn: Bình Bắc, Bình Nam, Bình Đông;
Xã Tịnh Thọ có 5 thôn: Thọ Đông, Thọ Trung, Thọ Tây, Thọ Bắc, Thọ Nam;
Xã Tịnh Sơn có 5 thôn: Bình Thọ, Phước Lộc Đông, Phước Lộc Tây, An Thọ, Diên Niên;
Xã Tịnh Hà có 12 thôn: Đồng Gốc Gáo Hà Tây, Ngân Giang, Lâm Lộc Nam, Lâm Lộc Bắc, Hà Trung, Hà Nhai Nam, Hà Nhai Bắc, Thọ Lộc Tây, Thọ Lộc Bắc, Thọ Lộc Đông, Trường Xuân;
Xã Tịnh Phong có 6 thôn: Thế Lợi, Thế Long, Trường Thọ, Phú Lộc, Phong Niên Hạ, Phong Niên Thượng;
Sơn Tịnh vốn có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước từ lâu đời, là nơi sản sinh nhiều nhân vật lịch sử, nhiều tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, nơi có nhiều thắng cảnh và di tích, có núi Ấn sông Trà được coi như biểu tượng của Quảng Ngãi, có Khu chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ được cả nước và thế giới biết đến; là một huyện có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng.
Về hành chính: Đời nhà Hồ vùng đất Sơn Tịnh ngày nay nằm trong huyện Trì Bình thuộc châu Tư, lộ Thăng Hoa. Đến đời nhà Lê, huyện Trì Bình có tên là huyện Bình Dương, địa hạt huyện Sơn Tịnh sau này nằm trong huyện Bình Dương. Huyện Bình Dương sau đổi tên là huyện Bình Sơn. Đến đời vua Đồng Khánh, huyệnBình Sơn có 6 tổng với 158 xã, thôn, trại, ấp, phường, ty.
Đến năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam huyện Bình Sơn được tách ra thành lập châu Sơn Tịnh thuộc Sơn phòng Nghĩa Định. "Năm thứ 11 đời vua Thành Thái (1899), cải làm huyện, trích 18 xã thôn tổng Bình Thượng huyện Bình Sơn và 8 xã thôn tổng Bình Trung nhập làm tổng Tịnh Thượng; lại trích 25 xã thôn tổng Bình Trung và 3 xã thôn tổng Bình Hạ nhập làm tổng Tịnh Trung thuộc về huyện này" (Đại Nam nhất thống chí - Quyển 6, bản năm Duy Tân 1909). Sau đó, dưới thời vua Bảo Đại, tổng Bình Châu nhập về huyện Sơn Tịnh và đổi tên là tổng Tịnh Châu. Năm 1932, huyện Sơn Tịnh đổi gọi là phủ Sơn Tịnh. Phủ Sơn Tịnh có 4 tổng, là Tịnh Thượng, Tịnh Trung, Tịnh Hòa, Tịnh Châu, với 72 làng, xã, thôn, ấp, vạn, trại.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, phủ Sơn Tịnh lấy tên là phủ Trương Quang Trọng - tên của Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Quảng Ngãi(2).Đến tháng 6.1946, phủ Trương Quang Trọng đổi gọi là huyện Sơn Tịnh. Các làng xã nhỏ hợp nhất thành 12 xã lớn, lấy chữ Tịnh đứng đầu: Tịnh Giang, Tịnh Hiệp, Tịnh Thọ, Tịnh Minh, Tịnh Bình, Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Ấn, Tịnh Thành, Tịnh Khê, Tịnh Hòa.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, việc tách nhập xã diễn ra như sau: xã Tịnh Giang tách thành hai xã Tịnh Giang, Tịnh Đông; xã Tịnh Hiệp tách thành hai xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà; xã Tịnh Minh tách thành hai xã Tịnh Minh, Tịnh Bắc; xã Tịnh Hòa tách thành hai xã Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ; xã Tịnh Thành tách thành 8 xã Tịnh Tân, Tịnh Nhơn, Tịnh Thủy, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Bân, Tịnh Long, Tịnh An. Sau đó, 8 xã nhỏ được chia ra từ xã Tịnh Thành lại sáp nhập thành 4 xã: xã Tịnh Tân và xã Tịnh Nhơn nhập lại thành xã Tịnh An; xã Tịnh Châu và xã Tịnh Thủy nhập lại thành xã Tịnh Châu; xã Tịnh Thiện và xã Tịnh Bân nhập lại thành xã Tịnh Thiện; xã Tịnh Long và xã Tịnh An nhập lại thành xã Tịnh Long. Có lúc 2 xã Tịnh Khê và Tịnh Hòa sáp nhập thành xã Tịnh Hải, sau lại tách ra. Đến năm 1954, huyện Sơn Tịnh còn 19 xã.
Trong kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Sài Gòn đổi tên huyện Sơn Tịnh thành quận Sơn Tịnh và đổi tên các xã, lấy chữ Sơn làm đầu như sau: xã Tịnh Giang đổi là xã Sơn Tây; xã Tịnh Đông đổi là xã Sơn Đông; xã Tịnh Hiệp đổi là xã Sơn Phương; xã Tịnh Trà đổi là xã Sơn Trà; xã Tịnh Bắc đổi là xã Sơn Bắc; xã Tịnh Minh đổi là xã Sơn Nam; xã Tịnh Sơn đổi là xã Sơn Lộc; xã Tịnh Bình đổi là xã Sơn Châu; xã Tịnh Thọ đổi là xã Sơn Kim; xã Tịnh Phong đổi là xã Sơn Hương; xã Tịnh Hà đổi là xã Sơn Trung; xã Tịnh Ấn đổi là xã Sơn Long; xã Tịnh An đổi là xã Sơn Phú; xã Tịnh Châu đổi là xã Sơn Thành; xã Tịnh Thiện đổi là xã Sơn Hòa; xã Tịnh Long đổi là xã Sơn Hội; xã Tịnh Hòa đổi là xã Sơn Quang; xã Tịnh Khê đổi là xã Sơn Mỹ; xã Tịnh Kỳ đổi là xã Sơn Hải. Về phía cách mạng, tên huyện Sơn Tịnh và tên các xã có từ kháng chiến chống Pháp vẫn được sử dụng.
Để tiện việc chỉ đạo và tổ chức kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong những năm 1961 - 1965 và 1970 - 1975, Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định nhập các xã phía đông Quốc lộ 1A của huyện Sơn Tịnh và các xã phía đông huyện Bình Sơn lập thành huyện Đông Sơn trực thuộc tỉnh; các xã phía tây Quốc lộ 1A vẫn gọi là huyện Sơn Tịnh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, các xã phía đông và phía tây Quốc lộ 1A của huyện Sơn Tịnh hợp nhất lại thành một huyện như cũ. Năm 1987, xã Tịnh Ấn được chia thành ba đơn vị: thị trấn Sơn Tịnh, xã Tịnh Ấn Tây, xã Tịnh Ấn Đông. Đến năm 2005, huyện Sơn Tịnh gồm 1 thị trấn, 20 xã, với 106 thôn.
Về tự nhiên: Sơn Tịnh là một dải đất dài bên tả ngạn sông Trà Khúc, địa hình khá đa dạng, dốc dần từ tây xuống đông, chia thành bốn vùng: vùng bán sơn địa phía tây, vùng đất cát phía tây bắc, vùng châu thổ dọc sông Trà Khúc, vùng đầm phá, cửa sông, động cát ven biển. Mỗi vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.
Núi đồi: Sơn Tịnh có nhiều núi cao thấp khác nhau và những dãy đồi lượn sóng, úp bát khắp trong huyện từ tây xuống đông: núi Dầu, núi Tròn, núi Cà Ty, núi Thiên Ấn cao trên dưới 100m; núi Nhàn, núi Khỉ (còn gọi là núi Bìn Nin hoặc núi Chợ), núi Sứa, núi Long Đầu, núi Ngang, núi Đất, núi Hầm, núi Voi, núi Thiên Mã cao trên dưới 70m; đồi Tranh (Quang Thạnh), đồi Mã Tổ, Gò Đồn, Gò Mạ, Rừng Dê, Rừng Xanh...
Sông, suối: Dọc phía nam huyện có sông Trà Khúc chảy từ tây sang đông, độ dài ở địa hạt Sơn Tịnh gần 40 km, đến xã Tịnh Khê sông đổ ra cửa Cổ Lũy. Trà Khúc là con đường thủy quan trọng giao lưu kinh tế - văn hóa từ vùng biển lên nguồn và ngược lại; là nguồn nước quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Phía tây Sơn Tịnh còn có sông Giang, bắt nguồn từ vùng nam huyện Trà Bồng chảy qua xã Tịnh Giang rồi hợp nước vào sông Trà Khúc. Phía đông Sơn Tịnh có sông Diêm Điền (ở Tịnh Hòa), sông Kinh (ở Tịnh Khê).
Suối từ hướng tây bắc chảy về hướng đông nam khá nhiều, tính từ tây xuống đông có các suối Bàng Lăng, Tam Hân, Bến Ngói, Bến Bè, Bà Mẹo, Bà Tá... Xưa kia các suối khá nhiều nước, người đi đường mùa hè phải lội qua, mùa mưa phải đi đò. Nay hầu hết các suối đều cạn nước, đường qua suối đều có cầu.
Biển và bờ biển: Sơn Tịnh có bờ biển dài 12 km, nằm giữa hai cửa biển Sa Kỳ, Cổ Lũy, nhờ đó có thể mở rộng giao lưu hàng hóa bằng đường biển đi các nơi và cũng là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề đánh bắt hải sản, hình thành các cánh đồng muối ở Xuân An (Tịnh Hòa). Những đầm ngập mặn ở ven biển tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân ở đây nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Các bãi biển đẹp như Mỹ Khê, An Kỳ, An Vĩnh, gắn với di tích Sơn Mỹ đã và đang thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi.
Đồng bằng: Ở vùng châu thổ tả ngạn sông Trà Khúc, nhờ được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tạo nên những cánh đồng lúa, mía, ngô, dâu tằm, rau quả với sản lượng cao, phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Ở các vùng khác, đất đai ít thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu: Sơn Tịnh nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa; mỗi năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng chín âm lịch đến tháng 1 năm sau, mùa nắng từ tháng hai đến tháng tám.
Trong tổng diện tích tự nhiên 34.357,4ha của huyện Sơn Tịnh, tính ở thời điểm năm 2005, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản có 24.400,8ha (71%); đất chuyên dùng có 3.148,7ha (9,2%); đất khu dân cư 1.662,3ha (4,8%); đất phi nông nghiệp 2.809,9ha (8,2%); đất chưa sử dụng 2.335,7ha (6,7%).
Rừng núi và đất đồi Sơn Tịnh trước kia có nhiều cây bằng lăng, bìn nin (loại gỗ quý nhóm I), có nhiều động vật. Ở vùng đất cát tây bắc huyện có cây chổi, được nhân dân khai thác lá, cành chế biến ra dầu chổi (giống như dầu khuynh diệp). Ngày nay, các loại cây trên hầu như không còn. Từ sau ngày giải phóng đến nay, Sơn Tịnh trồng mới hàng ngàn hécta rừng, nhiều nhất là dương liễu ở ven biển, cây điều, bạch đàn ở vùng gò đồi; đồng thời khoanh nuôi, tái sinh, chăm sóc hàng ngàn hécta rừng cũ.
Núi rừng, sông suối Sơn Tịnh là nơi nhân dân khai thác được nhiều đá, cát, sỏi phục vụ cho xây dựng cơ bản. Năm 2004 và 2005, toàn huyện khai thác được trên 39.000m3 gỗ, 319.000 ster củi, 400 ngàn cây tre, 2,8 triệu lá dừa nước.
Dưới lòng đất ở phía tây bắc huyện có mỏ graphit Hưng Nhượng (ở Tịnh Đông) với trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn, có quặng bauxit, silamít, quặng sắt, cao lanh ở Tịnh Hiệp, Tịnh Giang, Tịnh Trà, có đá vôi ở Tịnh Khê...
Dưới biển có nhiều loại hải sản quý.
Về dân cư: Qua một số hiện vật khảo cổ, người ta biết xưa kia ở địa hạt huyện Sơn Tịnh từng có các cộng đồng cư dân cổ, chủ nhân của thời kỳ đồ đá cũ tại khu vực Gò Trá (nay thuộc xã Tịnh Thọ), chủ nhân của nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh ở Núi Sứa (nay thuộc xã Tịnh Ấn Tây). Tiếp sau là cư dân Chăm sống rải rác ở nhiều nơi.
Người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã chuyển cư đến vùng đất Sơn Tịnh từ cuối thế kỷ XV, sinh cơ lập nghiệp, mở đất, dựng làng. Một số người Hoa từ thời phong kiến đã sang buôn bán, sinh sống, về sau hòa nhập với cộng đồng người Việt, gọi là người Việt gốc Hoa, tập trung nhiều nhất ở Ba Gia (nay thuộc xã Tịnh Bắc), Đồng Ké (nay thuộc xã Tịnh Giang). Ở các xã cực tây của huyện có một số ít người thuộc dân tộc Hrê sinh sống. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có một số ít người thuộc các dân tộc thiểu số ở miền Bắc theo gia đình về sống ở Sơn Tịnh.
Đến năm 2005, dân số Sơn Tịnh có 194.738 người, trong đó có 194.725 người Việt, 13 người dân tộc Hrê sống ở xã Tịnh Giang cực tây huyện(3).
Huyện có diện tích là 243,4131 km² và dân số là 95.579 người.2 Phía Bắc của huyện giáp với các huyện Trà Bồng, Bình Sơn; phía tây giáp Sơn Hà, Trà Bồng; phía Nam giáp các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa và; phía Đông giáp thành phố Quảng Ngãi.
Lược sử thay đổi hành chính
Thời nhà Hồ, vùng đất Sơn Tịnh ngày nay nằm trong huyện Trì Bình thuộc, châu Tư, lộ Thăng Hoa. Từ thời nhà Lê, huyện Trì Bình đổi tên thành huyện Bình Dương, rồi Bình Sơn.
Năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam huyện Bình Sơn được tách ra để lập thành châu Sơn Tịnh thuộc Sơn phòng Nghĩa Định. "Năm thứ 11 đời vua Thành Thái (1899), cải làm huyện, trích 18 xã thôn tổng Bình Thượng huyện Bình Sơn và 8 xã thôn tổng Bình Trung nhập làm tổng Tịnh Thượng; lại trích 25 xã thôn tổng Bình Trung và 3 xã thôn tổng Bình Hạ nhập làm tổng Tịnh Trung thuộc về huyện này."3 . Thời vua Bảo Đại, tổng Bình Châu nhập về huyện Sơn Tịnh và đổi tên là tổng Tịnh Châu. Năm 1932, huyện Sơn Tịnh thăng làm phủ Sơn Tịnh, bấy giờ gồm 4 tổng: Tịnh Thượng, Tịnh Trung, Tịnh Hòa, Tịnh Châu, với 72 làng, xã, thôn, ấp, vạn, trại.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phủ Sơn Tịnh được chính quyền Việt Minh đổ tên thành phủ Trương Quang Trọng, đặt theo tên của Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tỉnh Quảng Ngãi4 . Đến tháng 6 năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi phủ Trương Quang Trọng thành huyện Sơn Tịnh, hợp nhất các làng xã nhỏ thành 12 xã lớn, lấy chữ Tịnh đứng đầu: Tịnh Giang, Tịnh Hiệp, Tịnh Thọ, Tịnh Minh, Tịnh Bình, Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Ấn, Tịnh Thành, Tịnh Khê, Tịnh Hòa.
Trong những năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần thay đổi hành chính các xã thuộc Sơn Tịnh như. Đến năm 1954, huyện Sơn Tịnh còn 19 xã.
Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi huyện Sơn Tịnh thành quận Sơn Tịnh, đổi tên các xã, lấy chữ Sơn làm đầu như: xã Tịnh Giang đổi là xã Sơn Tây; xã Tịnh Đông đổi là xã Sơn Đông; xã Tịnh Hiệp đổi là xã Sơn Phương; xã Tịnh Trà đổi là xã Sơn Trà; xã Tịnh Bắc đổi là xã Sơn Bắc; xã Tịnh Minh đổi là xã Sơn Nam; xã Tịnh Sơn đổi là xã Sơn Lộc; xã Tịnh Bình đổi là xã Sơn Châu; xã Tịnh Thọ đổi là xã Sơn Kim; xã Tịnh Phong đổi là xã Sơn Hương; xã Tịnh Hà đổi là xã Sơn Trung; xã Tịnh Ấn đổi là xã Sơn Long; xã Tịnh An đổi là xã Sơn Phú; xã Tịnh Châu đổi là xã Sơn Thành; xã Tịnh Thiện đổi là xã Sơn Hòa; xã Tịnh Long đổi là xã Sơn Hội; xã Tịnh Hòa đổi là xã Sơn Quang; xã Tịnh Khê đổi là xã Sơn Mỹ; xã Tịnh Kỳ đổi là xã Sơn Hải.
Phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn sử dụng phân cấp hành chính của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, vào các giai đoạn 1961 - 1965 và 1970 - 1975, các xã phía đông Quốc lộ 1A của huyện Sơn Tịnh và các xã phía đông huyện Bình Sơn được tổ chức thành huyện Đông Sơn.
Sau khi Việt Nam thống nhất, huyện Sơn Tịnh có 19 xã: Tịnh An, Tịnh Ấn, Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Châu, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Long, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thiện, Tịnh Thọ, Tịnh Trà. Ngày 12-3-1987, chia xã Tịnh Ấn thành thị trấn Sơn Tịnh và 2 xã: Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây. Tính đến năm 2005, huyện Sơn Tịnh gồm 1 thị trấn Sơn Tịnh và 20 xã: Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Châu, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Long, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thiện, Tịnh Thọ, Tịnh Trà, với 106 thôn.
Ngày 12 tháng 12 năm 2013, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sơn Tịnh (sau chuyển thành phường Trương Quang Trọng) và 9 xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ về thành phố Quảng Ngãi quản lý, huyện Sơn Tịnh còn lại 11 xã.2
Kinh tế
- Khu công nghiệp Tịnh Phong5 nằm trên địa bàn huyện.
- Khu công nghiệp Quảng Phú nằm ở ngoại ô phía Bắc TP. Quảng Ngãi cũng như khu Kinh tế Dung quất cùng với cảng Dung Quất đang phát triển mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư vào đây.
Du lịch
- Huyện Sơn Tịnh cũng được biết đến với các di tích liên quan đến Chiến tranh Việt Nam như: Ba Gia, di tích quốc gia về vụ thảm sát Diên Niên - Phước Bình ở xã Tịnh Sơn (do lính Hàn Quốc gây ra năm 1966, với 180 người dân bị thiệt mạng).
Giao thông
Huyện có tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ. Có Quốc lộ 1A đi ngang qua tỉnh và đang mở tuyến đường cao tốc mới nối liền Dung Quất với Sa Huỳnh
Danh nhân gốc Sơn Tịnh
- Nguyễn Chánh, Tướng Nguyễn Chánh (sinh năm 1914, quê xã Tịnh Hà) vào Đảng cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi. Ông từng là Bí thư liên tỉnh Nghĩa – Bình – Phú (Quảng Ngãi – Bình Định – Phú Yên).
- Nguyễn Chức, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 6
- Trần Văn Trà, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Phạm Kiệt, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Trần Quý Hai, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Nguyễn Đôn, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Võ Thứ, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Võ Bẩm, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Châu Khải Địch, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Huỳnh Kim, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Lê Trung Ngôn, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Phan Quang Tiệp, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
- Phạm Nam Tào, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam
Đơn vị hành chính trực thuô c
Huyện được chia thành 11 xã: Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thọ, Tịnh Trà.
Cơ sở giáo dụã
Trung học phổ thông
- Trường Trung học Phổ thông Ba Gia (xã Tịnh Bắc).
Các trường Trung học cơ sở mang tên danh nhân lịch sử
- Trường THCS Phạm Kiệt (xã Tịnh Minh).
- Trường THCS Nguyễn Chánh (xã Tịnh Hà).
- Trường THCS Trần Quý Hai (xã Tịnh Châu).
- Trường THCS Trần Văn Trà (xã Tịnh Long).
- Trường THCS Võ Bẩm (xã Tịnh Khê).
Chú thích
- ^ “QĐ UBND số 447/QĐ-UBND”.
- ^ a ă Nghị quyết số 123/NQ-CP của Chính phủ: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam)
- ^ Đại Nam nhất thống chí, Quyển 6, bản năm Duy Tân 1909.
- ^ Dư địa chí Quảng Ngãi,Chương XI: Các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
- ^ Thông tin về khu công nghiệp Tịnh Phong
- ^ “Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam”.
(Nguồn: Wikipedia)