Ai có thể ngờ đại thi hào William Shakespeare lại là một kẻ cho vay nặng lãi, keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”, chẳng khác nào nhân vật Shylock khét tiếng trong tác phẩm Người lái buôn thành Venice của ông? Làm sao mà Leon (Lev) Tolstoy, cây đại thụ trong nền văn học Nga và thế giới lại là kẻ “dối trá, cướp đoạt, ngoại tình đủ kiểu, say xỉn, bạo lực, giết người” như chính ông tự thú? Hay Ernest Hemingway, luôn toát lên ấn tượng về một trang nam tử của chủ nghĩa đại nam nhân, hóa ra đã từng bị bà mẹ mắm môi mắm lợi phục sức tô điểm như một đứa con gái. Edgar Allan Poe nát rượu và nghiện cờ bạc, bậc thầy tiểu thuyết Fiodor Dostoyevsky đắm chìm với thú đỏ đen, liễu yếu đào tơ như Louisa May Alcott lại là đệ tử của nàng tiên nâu... Xét theo những chuẩn mực đạo đức phổ biến, các tác giả vĩ đại của chúng ta có khi còn khiếm khuyết và lầm lỗi hơn nhiều so với những con người bình thường khác, có phải để cân bằng lại với những cống hiến xuất sắc và tài năng phi thường họ được ban cho? Và nhờ vậy mà họ trở nên “người” hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn, để có thể cuốn hút người ta đến với văn học cổ điển? Và đó cũng là câu hỏi đặt ra từ cuốn sách mang đậm tính “bóc phốt”, “mua vui” nhưng cũng hết sức thú vị và nhân văn này!
Giới Thiệu Sách
Bí Mật Cuộc Đời Các Đại Văn Hào
- Nhà xuất bản: Nhã Nam
- Người dịch: Trần Trương Phúc Hạnh
- Năm xuất bản: 08/2018
- Trọng lượng (gr): 638.00 gam
- Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
- Số trang: 456
- Hình thức: Bìa mềm
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Giá bán: 126000.0
- Giá bìa: 158000.0
Bài viết cùng thư mục
- Potao - Một Lý Thuyết Về Quyền Lực Ở Người Jorai Đông Dương
- Người Ê Đê - Một Xã Hội Mẫu Quyền
- Góc Nhìn Sử Việt - Trò Chơi Và Thú Tiêu Khiển Của Người Huế
- Quốc Sử Tạp Lục
- Góc Nhìn Sử Việt: Huế - Triều Nguyễn - Một Cái Nhìn
- Góc Nhìn Sử Việt - Ngành Đóng Thuyền Và Tàu Thuyền Ở Việt Nam Thời Nguyễn
- Giáo Dục Mới Tại Việt Nam Thập Niên 1940
- Lịch Sử Và Văn Hóa Việt Nam Từ Góc Nhìn Đổi Mới
- Lịch Sử Doanh Nghiệp Và Công Nghiệp Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Từ Giữa Thế Kỷ XIX Đến Năm 1945
- Việt Án Lần Theo Trang Sử Cũ