Lịch sử lớp 9
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
- Qua cao trào quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh.
- Chủ nghĩa Mác-Lê-nin được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.
- Đội quân chính trị hùng hậu được hình thành qua tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
- Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).
- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11-1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7-1937).
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (đầu năm 1937).
- Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 tại khu Đấu Xảo – Hà Nội với hai nạn rưỡi người tham gia.
- Phong trào báo chí: Giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tuyên truyền chính sách của Đảng.
- Đấu tranh nghị trường.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước : Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.
- Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập năm 1936 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.
- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
- Bài thơ “Đói” của Bàng Bá Lân:
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
* Nguyên nhân:
- Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.
* Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.
b) Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)
* Nguyên nhân:
- Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.
- Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.
* Ý nghĩa:
Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .
c) Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
* Nguyên nhân:
- Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm.
- Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.
* Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .
d) Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :
- Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.
- Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:
+ Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
+ Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
+ Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.