Lịch sử lớp 9
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
- Công nghiệp: đẩy mạnh tốc độ xây dựng các cơ sở công nghiệp.
+ Công nghiệp nặng có khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà, phân đạm Bắc Giang, ...
+ Công nghiệp nhẹ có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình, các nhà máy đường Vạn Điểm, sứ Hải Dương...
- Nông nghiệp: xây dựng và phát triển nông trường, lâm trường quốc dân, trại thí nghiệm cây trồng và chăn nuôi...
+ Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật, sử dụng cơ khí trong nông nghiệp ngày càng tăng, phát triển hệ thống thủy nông nhờ có diện tích nước tưới được mở rộng.
+ Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn trên 1 héc ta. Trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đố 50% lên hợp tác xã bậc cao.
- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải: các mạng lưới đường bộ, đường sắt, sông, biển được xây dựng và củng cố, hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho giao lưu kinh tế củng cố quốc phòng.
- Văn hóa, giáo dục, y tế tiến bộ đáng kể.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
* Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ cách mạng từng miền: miền Bắc tiến hành mạng xã hội chủ nghĩ, miền Nam đấy mạnh cách mạng dân tộc nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền là: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai.
- Xác định vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
- Đề ra đường lối chung của cả thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được cụ thể hóa trong kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) thực hiện ở miền Bắc.
- Bầu ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.
* Ý nghĩa của Đại hội Đảng lần thứ III đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam:
- Đại hội là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quá trình xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đương lối đấu tranh thống nhất đất nước, là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.”
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
Giữa lúc miền Bắc đang giành thắng lợi to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có bước phát triển nhảy vọt với phong trào “Đồng khởi”, thì vào tháng 9 - 1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
* Hoàn cảnh
- Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ — Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam ; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...
- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
* Diễn biến:
- Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quân ta ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi)... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, phong trào nổ ra ở huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã, ở những nơi đó, ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.
- Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
* Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
- Banner được lưu thành công.
- Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
- Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị, chống MT - Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là "phong trào hòa bình" ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn và khắp miền Nam, những "Ủy ban bảo vệ hòa bình" được thành lập.
- Khi Mĩ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", từ những năm 1958 - 1959, phong trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.