Lịch sử lớp 6
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
Lời tâu của Tiết Tổng muốn nói rằng: do chính sách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ, nhân dân ta căm thù quân đô hộ, không cam chịu áp bức, bóc lột đã nổi dậy ở nhiều nơi.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
Người Việt vẫn giữ được phong tục ,tập quán và tiếng nói riêng của tổ tiên bởi vì:
- Trường học được mở, chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ, không có điều kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên.
- Phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bắt diệt,
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
- Tạo ra một tầng lớp người Việt nhằm phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của người Hán.
- Tuyên truyền tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo) là công cụ phục vụ cho mục đích xâm lược của chúng.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại tiếp tục phân hóa:
- Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.
- Tầng lớp quí tộc người Âu Lạc bị mất quyền lực, trở thành những hào trưởng. Họ bị quan lại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng ở địa phương và có uy tín trong nhân dân.
- Nông dân công xã trước đây, bao gồm nông dân và thợ thủ công.Từ khi bị đô hộ, một số giàu lên, song cũng có người nợ nần túng thiếu (do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), một số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
Từ "Vạn Xuân" đặt tên cho nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.