Lịch sử lớp 11
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
* Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:
+ Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896).
+ Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
+ Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân.
+ Nghĩa quân chế tạo được súng trường( súng 1874)
+ Phương thức tác chiến:tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt...
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
* Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê : phát triển qua 2 giai đoạn :
- 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí.
+ Tập hợp, huấn luyện binh sĩ, phiên chế thành 15 thứ quân, do các tướng lĩnh có uy tín chỉ huy.
+ Rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo kiểu 1874 của Pháp.
+ Đào đắp công sự Ngàn Trươi, Vụ Quang hình thành hệ thống chiến luỹ hoàn hảo, tích trữ lương thảo
- 1888-1896: Bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Liên tiếp mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch.
+ Tiêu biểu: trận tập kích ở thị xã Hà Tĩnh (8-1892) và trận phục kích địch ở núi Vụ Quang (10-1894)
+ 28-12-1895 Phan Đình Phùng hy sinh , nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến năm 1896 mới tan rã.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Diễn biến
- Xây dựng căn cứ độc đáo: chiến luỹ bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10 mét, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng luỹ tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.
- Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ Mã Cao.
- Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.
- Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.
- Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ.
Khởi nghĩa thất bại.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Cấu trúc của căn cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.
Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:
- Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
- Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động .
- Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.