Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX trải qua 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc, giai cấp công nhân,chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Inđônêxia. Điều kiện đó đã đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Inđônêxia (tháng 5/1920).

Vai trò Đảng Cộng sản Inđônêxia (tháng 5/1920):

     + Lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng.

     + Đưa cách mạng phát triển, lan rộng ra khắp cả nước.

     + Tiêu biểu: Khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra (1926 - 1927)

Mặc dù thất bại song làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan.

* Giai đoạn 2:

- Năm 1927: Quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng dân tộc Inđônêxia (của giai cấp tư sản)đứng đầu là Acmét Xucácnô.

- Chủ trương, đường lối đấu tranh:

     + Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc

     + Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.

     + Đường lối này giống với đường lối của Đảng Quốc đại:

     + Đòi độc lập.

(Nguồn: trang 86 sgk Lịch Sử 11:)