Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, cách in, la bàn, thuốc súng.
- Giấy: Thế kỉ U TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. Nến năm 105, một viên hoạn quan thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuát giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung QUốc được truyền sang Arap và nhiều nước khác.
- Kĩ thuật in: bắt đầu phát minh từ thời Đường nhưng bấy giờ người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ. Đến giữa thế kỉ XI, một người dân thường là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh này là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in.
- La bàn: Vào thế kỉ X, người Trung QUốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.
- Phát minh ra thuốc súng: Từ xua người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.
(Nguồn: trang 36 sgk Lịch Sử 10:)