- Banner được lưu thành công.
- Văn Hoá - Tín Ngưỡng
- Lượt xem: 518
Kỷ Sửu (chữ Hán: 己丑) là kết hợp thứ 26 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Sửu (bò/trâu). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Dần và sau Mậu Tý.
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Sửu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
- Banner được lưu thành công.
- Văn Hoá - Tín Ngưỡng
- Lượt xem: 2747
Kinh Thư (書經 Shū Jīng) hay còn gọi là Thượng Thư (尚書) là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Nội dung Kinh Thư chủ yếu là ghi chép lại lời nói của vua tôi thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn) cho đến thời nhà Hạ, nhà Thương và thời Tây Chu. Từ khi Hán Vũ Đế bắt đầu đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, địa vị của Kinh Thư không hề thay đổi. Quá trình biên soạn, chỉnh lý và lưu truyền của Kinh Thư cực kỳ phức tạp, trong lịch sử xuất hiện quá nhiều văn bản có bố cục, nội dung và thể chữ khác nhau, một bộ phận được các học giả trong triều đình tổ chức chỉnh lý, hiệu đính và ban hành thành bản chính thức. Văn bản Kinh Thư ngày nay chủ yếu xuất hiện vào thời Đông Tấn, nguồn gốc của nội dung một số thiên trong văn bản này bắt đầu bị nghi ngờ từ thời Nam Tống. Đến đầu thời nhà Thanh, một số thiên trong Kinh Thư bị các học giả như Diêm Nhược Cừ xác định là giả (ngụy thư), thậm chí bị loại bỏ ra khỏi Kinh Thư.
- Banner được lưu thành công.
- Văn Hoá - Tín Ngưỡng
- Lượt xem: 400
Kỷ Mão (chữ Hán: 己卯) là kết hợp thứ 16 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Mão (thỏ/mèo). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Thìn và sau Mậu Dần.
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Mão (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
- Banner được lưu thành công.
- Văn Hoá - Tín Ngưỡng
- Lượt xem: 418
Kỷ Mùi (chữ Hán: 己未) là kết hợp thứ 56 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Mùi (cừu/dê). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Thân và sau Mậu Ngọ.
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Mùi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
- Banner được lưu thành công.
- Văn Hoá - Tín Ngưỡng
- Lượt xem: 1010
Kinh Thi (giản thể: 诗经; phồn thể: 詩經; bính âm: Shī Jīng) là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 305 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu.
Trong thời Chiến Quốc, Kinh Thi được coi là "sách giáo khoa" toàn xã hội, luôn được các học giả truyền tụng, học tập với phương châm "Không học Thi thì không biết nói" (bất học Thi, vi dĩ ngôn - Khổng Tử). Trong sự kiện đốt sách của nhà Tần, Kinh Thi bị mất mát rất nhiều, sau đó mới được sưu tầm và khôi phục qua công sức của nhiều học giả từ đời Hán trở đi. Trong số đó, bản Kinh Thi do hai thầy trò Mao Hanh, Mao Trường biên soạn là bản thông dụng nhất cho đến ngày nay. Cũng trong thời Hán, Kinh Thi trở thành một trong Ngũ kinh của Nho giáo[1] và luôn được nhiều thế hệ nhà Nho như Trịnh Khang Thành đời Đông Hán, Khổng Dĩnh Đạt đời Đường nghiên cứu, bình giải cả về mặt kinh học và văn học. Đến đời Tống, Chu Hy chú giải lại toàn bộ Kinh Thi với chủ trương "kinh học hóa", "huyền thoại hóa" Kinh Thi nhằm phù hợp với yêu cầu huấn hỗ, giáo huấn để rồi khi Tống Nho chiếm địa vị bá chủ học thuật thì lý giải của Chu Hy về Kinh Thi cũng trở thành bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, đến đời Thanh, Thi kinh tập truyện của Chu Hy bị phản đối mạnh mẽ bởi nhiều học giả muốn nghiên cứu Kinh Thi trên tư cách một tuyển tập văn học chứ không phải một tác phẩm kinh học. Và đó cũng là ý kiến chính thống của giới Thi học hiện nay.