• Nhà xuất bản: Phương Nam
  • Tác giả: Nguyễn Chí Linh
  • Năm xuất bản: 04/2018
  • Trọng lượng (gr): 418.00 gam
  • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
  • Số trang: 340
  • Hình thức: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Giá bán: 125000.0
  • Giá bìa: 139000.0

...Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông - Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông - Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi.

Phật giáo bắt nguồn từ phía Đông Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 trước Công nguyên sử dụng con đường tơ lụa để truyền bá đạo của mình đến các vùng lân cận vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Những vị tu sĩ theo phương pháp tu khổ hạnh quảng bá đạo Phật bằng cách đi ngược lại với người Trung Hoa trên con đường tơ lụa. Theo quy luật sống còn của thời gian, con đường tơ lụa dài khoảng 6.437km đã dần biến mất, rơi vào quên lãng và nó chỉ thật sự sống lại vào thế kỷ 19 khi nhà địa lý học người Đức Ferdinand von Richthofen cho ra đời những quyển sách viết về con đường thương mại cổ xưa có giá trị trong nhiều lĩnh vực. Trong 6.437km của con đường tơ lụa, UNESCO chỉ công nhận di sản văn thế giới ở đoạn từ Tây An đến dãy núi Thiên Sơn nằm giữa biên giới hai nước Kyrgyzstan - Trung Quốc bởi nó giữ lại vết tích giao thoa văn hóa trên con đường ấy, đặc biệt là những động Phật được khắc vào trong các hang núi sầu. Việc tìm lại những thành phố nào nằm trên con đường tơ lụa ở vùng đất Nam Á được các nhà khoa học lần theo vết tích Phật giáo bằng cách xác định đâu là kinh đô hay trường dạy Phật giáo nằm ngoài Ấn Độ. Ngài Trần Huyền Trang là người có công rất lớn giúp các nhà khoa học tìm lại con đường tơ lụa ngày xưa bằng việc đánh dấu các thành phố đã đi qua trong quyển nhật ký ghi lại của Ngài trên đường đi học đạo từ Tây An qua Thiên Trúc.

Con đường ấy bây giờ có khi cũng đã biến mất, lúc lại bị chia năm xẻ bảy ra nhiều khúc khác nhau bởi các con đường nhựa hiện đại, hoặc có khi chỉ là con đường đất hoang tàn xơ xác... trên nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi được bước chân đi trên những con đường ấy, lòng tôi luôn rộn ràng như tuổi 13 và cứ mơ màng xa xôi về hình ảnh đoàn thương gia với lạc đà cùng với túi hàng gồ ghề trên lưng băng qua cái nắng, cái gió hay cái lạnh thấu xương của sa mạc hoang vu rộng lớn để đến Istanbul, Rome và Venice. Họ đã cất tiếng ca ú a ú ờ để xua đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm đến được những vùng đất mới lạ khi năm tháng dần trôi qua trên những cung đường quanh co có khi chạy cuốn hút vào những dãy núi xa mờ lẫn vào trong chân mây...Mời bạn đón đọc.