• Nhà xuất bản: Alpha books
  • Tác giả: Hoài Chân
  • Năm xuất bản: 10/2018
  • Trọng lượng (gr): 638.00 gam
  • Kích thước: 15 x 23 cm
  • Số trang: 460
  • Hình thức: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Giá bán: 118000.0
  • Giá bìa: 148000.0

Thi nhân Việt Nam là cuốn sách sưu tầm, tập hợp, giới thiệu, phê bình sự nghiệp và thành tựu của 42 tác giả trong phong trào Thơ Mới, xuất bản đầu năm 1942.

Bằng sự cảm thụ sâu sắc và cái nhìn tinh tế, Hoài Thanh - Hoài Chân đã rất thành công để dựng lên chân dung và đặc điểm của từng vị thi sĩ. Mỗi một nhà thơ là một khóm hoa rực rỡ, mang vẻ đẹp riêng tạo thành một vườn hoa thơ đầy hương sắc trong dòng chảy văn chương Việt. Cho đến nay, công trình này được xem là một trong những công trình có giá trị văn học vô cùng to lớn đối với nền văn chương nước ta.

Thi nhân Việt Nam là một trong những tác phẩm mà Sống (Thương hiệu sách Tác giả Việt) đặc biệt tuyển chọn để đưa vào Tủ sách Khuê Văn – tủ sách gồm những áng văn trác tuyệt được ví như những vì tinh tú trong nền văn học Việt Nam.

Lược trích:

- Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao đột nhiên ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. (Trích bài viết về Thế Lữ).

- Bởi Xuân Diệu đã gửi trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bây giờ - Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho một chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê vẫn chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời. Song những ai chê Xuân Diệu, tưởng Xuân Diệu có thể trả lời theo lối Lamartine ngày trước: “Đã có những thiếu niên, những thiếu nữ hoan nghênh tôi”. (Trích bài viết về Xuân Diệu).

- Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ là một du khách bỡ ngỡ không thể cùng quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng rôi có dửng dưng, trí tôi làm sao không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, linh lung, huyền ảo của lâu đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng. Xuân như ý rõ ràng là tập thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử. (Trích bài viết về Hàn Mặc Tử).

Mời bạn đón đọc.