• Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
  • Tác giả: Ammon Frekel, Shlomo Maital và Ilana DeBare, Phương Lan
  • Năm xuất bản: 2016
  • Trọng lượng (gr): 300
  • Kích thước: 13 x 20.5
  • Số trang: 257
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Ngôn ngữ: Sách tiếng Việt
  • Giá bán: 51680.0
  • Giá bìa: 68000.0

Nếu là một người dành nhiều sự quan tâm đến khởi nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với Israel – đất nước được mệnh danh là “Quốc gia khởi nghiệp”. Bên cạnh những cuộc chiến tranh chính trị và tôn giáo, Israel vẫn được biết đến như một trong những cái nôi của tri thức sáng tạo, của những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại trên nhiều mặt như y học, điện tử, máy tính,… là quê hương của nhà khoa học vĩ đại Albert Eistein. Chủng tộc Do Thái với lòng tự tôn dân tộc luôn thực sự khiến chúng ta phải kinh ngạc trước trí tuệ siêu việt và sự bền bỉ, kiên gan của họ: Luôn đứng đầu tất cả các môn học một cách lặng lẽ, bất chấp sự phân biệt đối xử hay kỳ thị ở những nơi họ học tập. Tinh thần Do Thái có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong môi trường đại học, và Technion chính là trường đại học thể hiện rõ nhất tinh thần đó, qua những thành tựu to lớn của nhiều thế hệ, từ thế hệ sáng lập đến các thế hệ giảng viên, sinh viên tiếp theo.

Những con người của Technion, trường đại học hàng đầu Israel, được các tác giả nhắc đến trong cuốn sách này như một “chủng tộc” riêng, khác biệt, là tinh hoa của trí tuệ khoa học công nghệ tại quốc gia nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng toàn thế giới. Đây là nơi đã sản sinh ra nhiều nhà khoa học danh tiếng cùng hàng ngàn kĩ sư, bác sĩ và các doanh nhân thành đạt khác.

Hãy đọc cuốn sách để cùng tìm hiểu về thành công của “Chủng tộc Technion” cũng như đóng góp vô cùng to lớn của chủng tộc này đối với toàn nhân loại.

Mục lục:

Lời cảm ơn

Lời tựa

Chương 1: Đặc điểm di truyền của “chủng tộc” Technion

Chương 2: Từ Sỏi đá đến Chất bán dẫn

Chương 3: Quốc gia khởi nghiệp trên nền tảng sáng tạo của Technion

Chương 4: Không chỉ là kỹ sư mà còn là nhà điều hành

Chương 5: Giá trị Technion, hôm nay và mai sau

Chương 6: Technion – một thương hiệu toàn cầu

Phần kết

Phụ lục 

Về các tác giả

Thông tin tác giả:

Ammon Frekel là nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật cao cấp Samuel Neaman của Technion. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách, cùng nhiều bài báo tập trung vào chính sách công nghệ và sự phổ biến sáng kiến trong lĩnh vực không gian.

Shlomo Maital cũng là nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật cao cấp Samuel Neaman, đồng thời là giáo sư danh dự tại Technion. Ông từng là Giám đốc Học viện Technion-TIM về Quản lý trong một thập kỷ, làm việc với khoảng trên một nghìn giám đốc người Israel và 200 công ty công nghệ cao.

Ilana DeBare hiện đang làm việc với tư cách Giám đốc phụ trách Truyền thông của Cộng đồng Audubon Cầu Cổng Vàng và là thành viên HĐQT của J, một tờ tin tức hàng tuần bằng tiếng Do Thái của vùng bắc California.

Trích đoạn sách:

Israel tìm thấy khí ga, Technion tham gia hỗ trợ ngay

 

Có một câu nói đùa rằng “Nếu trước đây Mô-sê[1] rẽ phải thay vì rẽ trái khi ông dẫn dắt người Do Thái thoát khỏi sa mạc Sinai thì người Do Thái sẽ có được dầu mỏ, còn người Ả Rập sẽ chỉ còn lại những vườn cam.” Nhưng giờ thì câu nói đùa đó đã không còn hợp lý nữa. Israel đã tìm ra hai mỏ khí được đặt tên là Tamar và Leviathan ở ngoài khơi Địa Trung Hải vào cuối năm 2010. Trong đó mỏ thứ hai được cho là mỏ lớn nhất được tìm thấy trên thế giới trong vòng một thập kỷ qua. Và cũng như trước đây, Technion lại có những bước đi kịp thời để có thể cung cấp nguồn nhân lực then chốt nhất cho hoạt động khai thác khối tài nguyên khổng lồ này.

Leviathan trong tiếng Hebrew có nghĩa là “cá voi” và quả thực mỏ khí này là một phát hiện rất tương xứng với tên gọi được đặt cho nó. Một ước tính mới đây cho thấy Leviathan có khoảng 17 ngàn tỷ foot[2] khối ga, trị giá khoảng trên 160 tỷ đô-la theo giá thị trường tại Châu Âu hiện nay là một cent mỗi foot khối. Ước tính mỏ Tamar còn có thêm 9 ngàn tỷ foot khối nữa. Leviathan cách bờ lục địa 78 dặm (126 km) còn Tamar cách 54 dặm (87 km); Khí gas khai thác được từ những mỏ này đã cập cảng Ashkelon vào năm 2013. Rất nhiều chuyên gia tin rằng ngoài khí gas, ngoài khơi Israel còn có cả dầu mỏ nữa.

Người Israel từng tranh luận rất gay gắt về việc sẽ làm gì với khối tài nguyên khổng lồ này. Hóa lỏng rồi xuất khẩu ư? Hay dùng chúng để phát triển các ngành công nghiệp như hóa dầu? Thế nhưng thực tế họ còn phải đối mặt với một vấn đề nan giải hơn nhiều: Lấy đâu ra hàng trăm kỹ sư dầu khí và khí gas tự nhiên để có thể đem được khối tài nguyên đó về tới đất liền một cách an toàn và hiệu quả, rồi sau đó chế biến nó theo cách tối ưu nhất? Xử lý thách thức này sẽ là một nhiệm vụ lớn lao, vô cùng khó khăn và đặc biệt tốn kém. Có thể vì Mô-sê đã rẽ sai hướng, nên các trường đại học Israel không hề đào tạo chuyên ngành dầu khí.

Cho đến nay thì đúng là như vậy.

Theo sáng kiến của Chủ tịch Technion Peretz Lavie và Phó Chủ tịch điều hành cao cấp Paul Feigin, Technion sốt sắng mở chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Năng lượng, với chuyên ngành chính là kỹ thuật dầu khí và khí gas tự nhiên. Chương trình hiện vẫn liên tục tuyển sinh, còn khóa học chính thức đầu tiên thì đã bắt đầu vào ngày 28 tháng Mười Hai năm 2011. Trong vòng 18 tháng, khoảng 25 kỹ sư sẽ học về kỹ thuật khoan, sản xuất, vận chuyển và lưu trữ, hoặc quản lý lưu trữ tùy theo lựa chọn của mỗi cá nhân. Trường đại học Haifa là đơn vị hợp tác tích cực với Technion thông qua khoa Khoa học địa chất biển của mình.

“Khai thác nguồn tài nguyên khí gas của Israel một cách hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm với môi trường là thách thức lớn về mặt kỹ thuật mà Nhà nước Israel sẽ phải đối mặt trong một vài thập kỷ tới,” Feigin nói, “Technion, với vai trò của mình trong suốt tiến trình lịch sử của Israel, hiện đang đi đầu trong hoạt động đào tạo và phát triển quy trình kỹ thuật nhằm giải quyết thách thức này.”

Vị giám đốc đầu tiên của chương trình đào tạo này là Giáo sư Yair Ein-Eli thuộc Viện Kỹ thuật Vật liệu của Technion. Khi chúng tôi hỏi ông các học viên tốt nghiệp chương trình này rồi sẽ làm việc ở đâu, ông chỉ ra các công ty thăm dò, khoan, tư vấn, các tổ chức hiện đang chế biến, vận chuyển và phân phối khí gas, và đương nhiên là cả các cơ quan chính phủ như Bộ Năng lượng và Tài nguyên nước, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp nữa.

Tìm kiếm các chuyên gia hàng đầu có năng lực phù hợp để giảng dạy chương trình này là việc không hề dễ dàng. Technion tìm thấy họ trong chính đội ngũ nhân lực của mình, tại Trường Đại học Haifa cũng như tại Trường đại học Houston và Trường mỏ Colorado ở Mỹ, trường Đại học Công nghệ Nauy. Cả Mỹ và Na Uy đều có rất nhiều kinh nghiệm khai thác dầu mỏ và khí gas.

Từ lâu Technion đã có được tầm nhìn dự báo về nhu cầu nhân lực chuyên ngành kỹ thuật tại Israel và kịp thời tiến hành đào tạo để đáp ứng. Tháng 11 năm 1950, Giáo sư Sydney Goldstein, sau này là chủ tịch Ủy ban nghiên cứu Hàng không Anh, đã tới Haifa để nắm giữ cương vị hiệu trưởng học viện kỹ thuật hàng không còn rất non trẻ của Technion. Với một quốc gia lúc đó chỉ có dân số chưa đến một triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.500 đô-la, một số người đã cho rằng học viện này là một ý tưởng điên rồ. Thế nhưng 38 năm sau, ngày 19 tháng 9 năm 1988, Israel đã trở thành quốc gia thứ tám trên thế giới phóng vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Thành quả đó được dẫn dắt bởi chính các kỹ sư và sinh viên ngành kỹ thuật hàng không của Technion. Ngày nay, không gian vũ trụ là ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển của Israel.

Các kỹ sư dầu khí và khí gas do Technion đào tạo sẽ mang tài nguyên khí gas ở ngoài khơi về cho Israel. Các kỹ sư hóa chất của Technion sẽ chỉ cho Israel cách khai thác nó một cách hiệu quả nhất. Và các học viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị của Technion sẽ dẫn dẵn các doanh nghiệp thực hiện các công việc đó.

Chúng ta nợ Mô-sê một lời xin lỗi vì câu nói đùa vô ý. Hóa ra Ngài biết chính xác mình sẽ đi đâu. Rút cuộc, chúng ta đã có cả những vườn cam lẫn khí gas và có khi là cả dầu mỏ nữa. Và Chủng tộc Technion lại có mặt, đúng lúc và đúng chỗ, thậm chí còn trước cả khi những nguồn tài nguyên đó bắt đầu tuôn chảy.

Vị quan chức chính phủ phụ trách việc phát triển và khai thác các mỏ khí gas là Uzi Landau, cựu Bộ trưởng Năng lượng và Hạ tầng Quốc gia và là cựu Bộ trưởng Du lịch. Ông là một nhà phân tích hệ thống, đã nhận bằng tiến sĩ tại MIT và các bằng cử nhân, thạc sĩ tại Technion.