Lịch sử lớp 8
- Banner được lưu thành công.
- Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự:
+ Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống... phục vụ giao thông liên lạc.
+ Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền , thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...
- Kết quả: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Thời gian | Sự kiện |
8-1914 | Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ |
1914-1916 | Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến |
7-11-1917 | Cách mạng tháng Mười Nga thành công |
9-1918 | Quân Anh, Pháp, Mỹ tổng tấn công trên khắp các mặt trận |
11-11-1918 | Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. |
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Chiến tranh đã gây những thảm họa hết sức to lớn đối với nhân loại: 33 nước với 1500 triệu dân bị lôi vào vòng khói lửa, khoảng 10 triệu người bị chết, trên 20 triệu người bị thương.
- Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết, đánh dấu một bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 -1902): Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905): Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, chỉ đem lại nguồn lợi cho tư sản cầm quyền