Lịch sử lớp 8
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh. Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi. Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp xuất khẩu tư bản, chủ yếu cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất rất cao, nên Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản, Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.