Lịch sử lớp 11
- Banner được lưu thành công.
- Bài 2: Ấn Độ
* Nguyên nhân:
→ Nguyên nhân sâu xa : chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
→ Duyên cớ : binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay :
→ Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
→ Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân,nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.
→ Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
* Ý nghĩa :
→ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
→ Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 2: Ấn Độ
Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đa có những chính sách thống trị trên nhiều mặt:
- Về kinh tế:
+ Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân.
+ Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
- Về chính trị - xã hội:
+ Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
+ Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…
+ Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
- Hệ quả:
→ Đời sống nhân dân bị bần cùng hóa
→ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh ngày càng sâu sắc.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 3: Trung Quốc
- Phong trào diễn ra một cách liên tục, rộng lớn, quyết liệt, hết sức sôi nổi và nó cũng có kết quả nhất định.
- Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân TQ chống lại PK và ĐQ
- Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân
- Các phong trào đấu tranh đều thất bạido bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp ngay từ những bước đầu.
- Mang tính chất dân tộc
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa khu vực Châu Á.
- Để lại bài học kinh nghiệm trong tiến hành cách mạng.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 3: Trung Quốc
→ Kết qủa :
- Vua Thanh thoái vị.Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải lên thay làm tổng thống.
→ Tính chất :
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
- Bởi vì:
+ Chưa thủ tiêu giai cấp Phong Kiến
+ Không đánh đuổi các đế quốc đang xâm lược.
+ Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 3: Trung Quốc
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.
→ Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
→ Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.
→ Ý nghĩa :
- Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.
- Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.