• Trang Chủ
  • Dòng Lịch Sử
      • Hồng Bàng & Văn Lang
      • Âu Lạc & Nam Việt
      • Bắc thuộc lần I
      • Trưng Nữ Vương
      • Bắc thuộc lần II
      • Nhà Lý & Nhà Triệu
      • Bắc thuộc lần III
      • Thời kỳ xây nền tự chủ
      • Nhà Ngô
      • Nhà Đinh
      • Nhà Tiền Lê
      • Nhà Lý
      • Nhà Trần
      • Nhà Hồ
      • Nhà Hậu Trần
      • Bắc thuộc lần IV
      • Nhà Hậu Lê
      • Nam Bắc Triều
      • Trịnh Nguyễn Phân Tranh
      • Nhà Tây Sơn
      • Nhà Nguyễn
      • Pháp Thuộc
      • Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
      • Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Tư Liệu
    • Quân Sự
    • Tác Phẩm
    • Bang Giao
    • Biểu đồ thời gian
  • Nhân Vật
    • Anh Hùng Dân Tộc
    • Danh nhân văn hóa
  • Di Tích
  • Ngày Nay
  • Sách
  • Video
  • Q&A
    • Lịch sử lớp 12
    • Lịch sử lớp 11
    • Lịch sử lớp 10
    • Lịch sử lớp 9
    • Lịch sử lớp 8
    • Lịch sử lớp 7
    • Lịch sử lớp 6
  1. Bạn đang ở:  
  2. Trang chủ
  3. Q&A
  4. Lịch sử lớp 11
  5. Phần 3: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)

Lịch sử lớp 11

Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Banner được lưu thành công.
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

a. Diễn biến

Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

* 1885-1888:

- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....

- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

* 1888-1896:

- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

b. Đặc điểm:

- Ưu điểm:

     + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.

     + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.

- Hạn chế:

     + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.

     + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

Chi tiết …

Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Banner được lưu thành công.
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

- Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước

- Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.

- Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị).

=> 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

=> Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm

Chi tiết …

Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?

Banner được lưu thành công.
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Giữa kinh tế và xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau: thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu xã hội

Các giai cấp,tầng lớp mới ra đời làm cho kinh tế Việt Nam có sự thay đổi:kinh tế TBCN ngày được hình thành bên cạnh nền kinh tế Phong Kiến.

Chi tiết …

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?

Banner được lưu thành công.
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có những điểm đáng chú ý:

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế :

- Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tình hình cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.

+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Chi tiết …

Nêu những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Banner được lưu thành công.
Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Những chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Giai cấp cũ:

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.

Giai cấp mới:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

- Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

- Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

=> Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

Chi tiết …

Chuyên mục phụ

Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX Số bài viết:  32

Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) Số bài viết:  23

Trang 7 / 11

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11

Mục lục

  • Phần 1: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo)
    • Chương 1: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
      • Bài 1: Nhật Bản
      • Bài 2: Ấn Độ
      • Bài 3: Trung Quốc
      • Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
      • Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)
    • Chương 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
      • Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
    • Chương 3: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
      • Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
      • Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
  • Phần 2: Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
    • Chương 1: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)
      • Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
      • Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
    • Chương 2: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
      • Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
      • Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
      • Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
      • Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
    • Chương 3: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
      • Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
      • Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
    • Chương 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
      • Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
      • Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
  • Phần 3: Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918)
    • Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
      • Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
      • Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
      • Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
    • Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
      • Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
      • Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
      • Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Anh Hùng Dân Tộc Tiêu Biểu

  • Hai Bà Trưng
  • Trần Hưng Đạo
  • Trần Nhân Tông
  • Hùng Vương
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Ngô Quyền
  • Nguyễn Trãi
  • Lý Thái Tổ
  • Hồ Chí Minh
  • Lê Đại Hành

Tư Liệu Lịch Sử

  • Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc
  • Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn
  • Biểu đồ các nhân vật lịch sử theo dòng thời gian
  • Danh sách Trạng nguyên Việt Nam
  • Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn
  • Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972
  • Trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789
  • Trận Cẩm Sa năm 1775
  • Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785
  • Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ

Di Tích Lịch Sử

  • Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
  • Chiến khu Tân Trào
  • Thành cổ Quảng Trị
  • Cố đô Hoa Lư
  • Khu di tích Pác Bó
  • Đền Phù Đổng
  • Đền Hùng
  • thành Cổ Loa
  • Đền Trần (Nam Định)
  • chùa Phổ Minh
  • Giới thiệu
  • Quyền riêng tư
  • Liên hệ
  • Địa Danh
  • Trang Facebook
  • DanhMucBDS.com
  • HocTotNguVan.com