Việt sử lược gồm cả ba quyển,
Quyển I chép những sự thay đổi trong nước buổi đầu, các vua từ Triệu Đà trở xuống, các viên mục thú trong thời Bắc thuộc cùng nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Lê ( Tiền Lê ).
Quyển II và quyển III dành chép truyện nhà Lý.
Việt sử lược chép đoạn về Hùng Vương rât sơ sài, không nói gì đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, cũng không chép các truyện hoang đường về Âu Cơ và Lạc Long, truyện 100 trứng, Phù Đổng thiên vương; Chử Đồng Tử, Tiên D Việt sử lược cũng chỉ nói qua loa đến Thục An Dương vương ( Không chép truyện thần Kim Quy ), chứ không chép thành một kỷ ( Hồng Bàng kỷ, Thục kỷ) nhưĐại Việt sử ký toàn thư. Bắt đầu từ nhà Triệu, Việt sử lược mới chép thành một kỷ. Việt sử lược cũng chấm dứt với việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, chỉ thêm một bản phụ lục kê niên hiệu các vua nhà Trần chứ không chép sự tích các vua đó. Ta biết rằng sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu cũng chỉ chép từ Triệu Đà đến Lý Chiêu Hoàng, nên ta có thể đoán rằng Việt sử lược là do một tác giả cuối đời Trần đã lược lại Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, nên mới đặt nhan đề là Đại Việt sử lược.
Việt sử lược là một bộ sách nhỏ, song có nhiều chi tiết quý báu, giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử nước nhà, nhát là lịch sử buổi đầu thời kỳ tự chủ. Nó lại là bộ sách lịch sử vào loại xưa nhất do người Việt Nam viết còn lưu truyền được tới ngày nay.