" Trong khi các tác giả trước đây chủ yếu viết về phong tục tập quán ở miền Bắc thì tác giả Từ Xuân Lãnh đề cập nhiều đến phong tục tập quán ở miền Trung và miền Nam, những nơi in dấu chân ông.

Tác giả khẳng định: "Phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng hình thành nền văn hóa", mà "văn hóa là cái hồn tính của dân tộc", nên "hồn tính còn thì dân tộc còn". Trong những thời kỳ lịch sử khó khăn, khi nước ta bị ngoại bang đô hộ, người Việt Nam vẫn bảo tồn những phong tục tập quán của mình. Theo tác giả, đó là một cách đối kháng rất quan trọng, bên cạnh những cách đối kháng khác...Chẳng hạn, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn duy trì cách nói, cách làm của mình, khác với người Trung Hoa: người Việt Nam nói "vợ chồng" (vợ trước, chồng sau) chứ không nói "phu thê" (phu trước, thê sau); tảo mộ vào tháng Chạp âm lịch chứ không phải vào tháng Ba âm lịch như người Trung Hoa v.v.. Nhờ vậy, sau khi đánh đuổi quan xâm lược, giành lại độc lập tự do, " ta vẫn là ta" chứ không bị đồng hóa, không bị mất gốc."

      TS. Phan Văn Hoàng

      nguyên Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử

      Thành phố Hồ Chí Minh

Mời bạn đón đọc.