Lịch sử lớp 10
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
Những biểu hiện của “Cách mạng đá mới” ở nước ta là:
- Sử dụng kỹ thuật khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.
- Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.
- Đời sống cư dân ổn định được cải thiện hơn, địa bàn cư trú ngày càng mở rộng.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
- Sống định cư lâu dài hợp thành thị tộc, bộ lạc.
- Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả. Nền nông nghiệp sơ khai bắt đầu.
- Bước đầu biết mài rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
Địa bàn sinh sống chủ yếu của Người tối cổ ở Việt Nam chủ yếu ở vùng núi các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai,...
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Nội dung so sánh | Cư dân Văn Lang – Âu Lạc | Cư dân Lâm Ấp – Cham pa | Cư dân Phù Nam |
Đời sống kinh tế | Phát triển nghề dệt, làm gốm | Nghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triển | Buôn bán phát triển |
Văn hóa – tín ngưỡng | Thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh | Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo | Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo |
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- Tình hình kinh tế:
+ Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
+ Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- Tình hình văn hóa
+ Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn
+ Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín
+ Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
- Tình hình xã hội
Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.