Chúa Nguyễn

Nguyễn Phúc Chu là con cả Nguyễn Phúc Thái, sinh nǎm ất Mão - 1675, được ǎn học khá cẩn thận vì thế vǎn hay chữ tốt, đủ tài lược vǎn võ. Khi nối ngôi Chúa mới 17 tuổi.

Chúa Nguyễn Phúc Chu mộ đạo Phật. Nǎm 1710 chúa sai đúc chuông lớn nặng tới 3.285 cân, đặt ở chùa Thiên Mụ và xây dựng một loạt chùa miếu khác. Chúa cho mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa núi Mỹ An. Tự chúa cũng ǎn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời. Chúa phát tiền gạo cho người nghèo. Đây là thời kỳ mà chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã tạm ngừng hơn 30 nǎm, đất nước bình yên, chúa Nguyễn Phúc Chu có điều kiện mở mang đất đai về phía Nam và đạt được những thành tựu đáng kể: đặt phủ Bình Thuận nǎm Đinh Sửu - 1697 gồm đất Phan Rang, Phan Rí, chia làm hai huyện An Phúc và Hoà Đa; bắt đầu đặt phủ Gia Định, chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long; dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà) lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình; dựng dinh Phiên Trấn; lập xã Minh Hương... Từ đó người Thanh đi lại buôn bán rất sầm uất.

Nǎm 1702, Công ty ấn Độ của Anh do Allen Catohpole đem 200 quân đến chiếm đảo Côn Lôn, chúa Quốc lập tức sai con là Nguyễn Phúc Phan dùng mưu đánh đuổi ra khỏi đảo.

Nǎm 1708, chúa Quốc dùng Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên.

Nǎm 1709, chúa Quốc cho đúc ấn Quốc Bửu "Đại Việt Quốc, Nguyễn Phúc Vĩnh Trấn chi bửu" ấn ấy về sau trở thành vật báu truyền ngôi. Nǎm 1714, chúa Quốc đại trùng tu chùa Thiên Mụ và đi thǎm phố Hội An. Nhân thấy cầu do người Nhật làm tụ tập nhiều thuyền buôn các nước, chúa bèn đặt là Lai Viễn Kiều và ban biển chữ vàng ngày nay vẫn còn biển đó.

Ngày 1/6/1725, chúa Quốc mất, thọ 51 tuổi, ở ngôi 34 nǎm. Sau triều Nguyễn truy tôn là Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế. Chúa Quốc có 42 người con (38 con trai và 4 con gái).

(Nguồn: Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam)