Sông Lô
Song Lo.JPG
Sông Lô, đoạn chảy qua Phú Thọ
Đặc điểm
Dài 470 km (292 dặm)
Lưu vực 39.000 km² (15.058 dặm²)
Lưu lượng 1.010 m³/s (35.668 ft³/s)
Dòng chảy
Thượng nguồn Lưu Lung, Vân Nam
Cửa sông Sông Hồng
Địa lý
Các quốc gia lưu vực Trung Quốc, Việt Nam
Sông Lô đoạn phía nam thành phố Hà Giang.
Sông Lô đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang.

Sông Lô (ở Trung Quốc gọi là Bàn Long Giang (Pan Long Jiang)) là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, còn gọi là ngã ba Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng.

Theo sách Kiến Văn Lục của Lê Quý Đôn sông Lô còn có tên là "Mã Giang"1 .

Tổng diện tích lưu vực: 39.000 km², trong đó phần ở Việt Nam là 22.600 km².

Dòng chảy

Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam có chiều dài 274 km (các sách khác nhau ghi từ 264 km tới 277 km), là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy).

Sông Lô vào địa phận Việt Nam ở xã Thanh Thủy, Vị Xuyên. Sông chảy qua Vị Xuyên, thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Hàm Yên (có một đoạn dọc ranh giới Bắc Quang và Hàm Yên), Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang, dọc theo ranh giới Yên Sơn và Sơn Dương rồi sang Đoan Hùng rồi lại dọc ranh giới Sơn Dương, Lập Thạch (phía đông) với Đoan Hùng, Phù Ninh, Việt Trì (phía tây). Sông Lô hợp lưu với sông Hồng ở ráp gianh giữa phường Bến Gót, phường Bạch Hạc (Việt Trì) và xã Tản Hồng (Ba Vì), cách chỗ sông Đà hợp lưu với sông Hồng khoảng 12 km.

Đoạn dài 156 km từ ngã ba Việt Trì đến cảng Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, các loại tàu thuyền có tải trọng 100 đến 150 tấn vận tải có thể hoạt động được cả hai mùa. Đoạn từ thành phố Tuyên Quang đến thành phố Hà Giang, các tàu thuyền có tải trọng nhỏ có thể tham gia vận tải được vào mùa mưa.

Phụ lưu

Bàn Long Giang bắt nguồn từ Nghiễn Sơn. Đầu nguồn được đắp đập tạo thành hồ nhân tạo (Giá Y). Bàn Long Giang có một phụ lưu sau:

  • Chahe ở Văn Sơn;

Sông Lô có hai phụ lưu lớn là:

Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ khác như:

  • Sông Phó Đáy, chi lưu phía tả ngạn, hợp lưu gần Việt Trì.
  • Sông Con, chi lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.

Các cây cầu bắc ngang sông Lô

  • Cầu trên quốc lộ 4C, thành phố Hà Giang
  • Cầu Yên Biên 1 (thành phố Hà Giang)
  • Cầu Yên Biên 2 (thành phố Hà Giang)
  • Cầu tại xã Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang
  • Cầu Tân Mỹ, nối thị trấn Vị Xuyên với xã Phú Linh, Vị Xuyên, Hà Giang
  • Cầu Tân Quang (huyện Bắc Quang- cầu lớn nhất bắc qua sông Lô trên địa phận Việt Nam)
  • Cầu Sảo, trên quốc lộ 279, nối xã Quang Minh, Bắc Quang với xã Kim Ngọc, Bắc Quang, Hà Giang
  • Cầu nối xã Quang Minh và Vô Điếm, Bắc Quang, Hà Giang
  • Cầu Tân Yên (nối thị xã Tân Yên với xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang).
  • Cầu Bợ (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang).
  • Cầu Tứ Quận (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang)
  • Cầu Tân Hà (thành phố Tuyên Quang)
  • Cầu Nông Tiến (thành phố Tuyên Quang)
  • Cầu Bình Ca, Tuyên Quang (dự án)
  • Cầu An Hoà (huyện Sơn Dương)
  • Cầu Sông Lô, Đoan Hùng, Phú Thọ
  • Cầu Kim Xuyên, nối Đoan Hùng, Phú Thọ với Sơn Dương, Tuyên Quang
  • Cầu Sông Lô, Phú Thọ (trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai)
  • Cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì mới)
  • Cầu Việt Trì (thành phố Việt Trì)

Các bài hát về sông Lô

Thời kỳ Kháng chiến chống Pháp:

  • Trường ca sông Lô của Văn Cao.
  • Lô giang của Lương Ngọc Trác
  • Bến Bình Ca của Nguyễn Đình Phúc
  • Tiếng hát trên sông Lô của Phạm Duy
  • Sông Lô Chiều cuối năm-Minh Quang.

Ghi chú

  1. ^ Nhân-tuấn Ngô Quốc Dũng. Biên giới Việt Trung 1885-2000. Marseille: Dũng Châu, 2005. trang 707.

(Nguồn: Wikipedia)